Thứ bảy, 20/04/2024 21:10 (GMT+7)

12 đội lọt vòng bán kết cuộc thi “Sáng kiến thành phố không rác”

MTĐT -  Thứ hai, 09/08/2021 16:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

12 đội vào vòng trong tại Hồ Chí Minh sẽ bắt đầu giai đoạn nhận tư vấn hỗ trợ kinh doanh.

Mới đây, tổ chức phi chính phủ WasteAid - đơn vị tổ chức cuộc thi - đã công bố danh sách các thí sinh lọt vào vòng tiếp theo của cuộc thi “Sáng kiến thành phố không rác” - The Zero Waste Cities Challenge.

Từ hơn 95 bài dự thi với các ý tưởng khác nhau, từ nâng cấp đồ nội thất đến tạo ra các khu phố không rác thải, ban tổ chức đã chọn ra 36 sáng kiến từ ba thành phố bao gồm TP. Hồ Chí Minh ở Việt Nam, Guwahati ở Ấn Độ và Johannesburg ở Nam Phi để vào vòng tiếp theo.

Trong đó, 12 doanh nghiệp tại Việt Nam lọt vào danh sách sẽ bắt đầu tham gia chương trình cố vấn kinh doanh chuyên sâu với công ty tăng tốc khởi nghiệp Vietnam Silicon Valley - một quỹ đầu tư mạo hiểm đã đầu tư cho hơn 80 startup với tổng định giá lên tới 70 triệu đô la Mỹ - để trau dồi, hoàn thiện ý tưởng kinh doanh cũng như kỹ năng thuyết trình và chuẩn bị cho vòng bán kết sẽ diễn ra vào tháng 9 tới.

Trong vòng bán kết, từ 12 doanh nghiệp, ban tổ chức sẽ tiếp tục chọn lựa ra 5 doanh nghiệp để vào vòng chung kết. Vòng thi chung kết sẽ được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, người thắng cuộc sẽ được một hội đồng giám khảo chuyên gia lựa chọn và công bố trên phương tiện truyền thông vào cuối tháng 10.

Thắng Trần, COO của Vietnam Silicon Valley cho biết: “Chúng tôi vẫn đang không ngừng tìm kiếm và hỗ trợ cho các startup có mô hình kinh doanh sáng tạo, khả năng tạo ra lợi nhuận cao và tăng trưởng tốt, để đem đến các giải pháp tiềm năng trong việc khắc phục các vấn đề nóng hổi của xã hội và môi trường”.

Ảnh: VECA.

Dưới đây là danh sách 12 sáng kiến tại TP. Hồ Chí Minh lọt vào vòng bán kết

(1). Limart

Limart đang giải quyết các vấn đề về rác thải và xã hội tại TP. Hồ Chí Minh thông qua một cửa hàng tạp hóa không rác thải bán các sản phẩm được tái chế và tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật.

 (2). Greenlife

Greenlife hỗ trợ nạp lại các sản phẩm làm sạch sinh học tại các trạm làm đầy, giúp giảm lượng nước thải hóa học xâm nhập vào các con sông của thành phố đồng thời giảm chất thải đóng gói và thúc đẩy kinh tế địa phương.

(3). Refill đây

"Refill đây" là giải pháp tuần hoàn tập hợp hai ý tưởng: giao hàng bằng xe máy và làm đầy cho các cửa hàng như giải pháp thay thế nhựa một lần (đổ đầy các thùng chứa có thể tái sử dụng cho các hộ gia đình, văn phòng, nhà hàng và khách sạn).

 (4). MGreen

MGreen là ứng dụng để phân loại rác tại nguồn và thu gom vật liệu tái chế, cho phép người dùng tích điểm đổi quà.

(5). Veca

VECA là một ứng dụng kết nối người bán phế liệu và đại lý thu mua trên nền tảng Android và iOS, hỗ trợ việc bán rác tái chế một cách chủ động và minh bạch hoàn toàn về giá cả.

(6). GreenConnect

GreenConnect phát triển GreenPoints - một ứng dụng dành cho thiết bị di động sử dụng trò chơi giúp lối sống xanh trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Ứng dụng khuyến khích cộng đồng thực hiện các hành động xanh và đổi điểm lấy quà tặng.

(7). Ve chai chú Hỏa

Ve Chai Chú Hỏa đang thay đổi mô hình kinh doanh phế liệu tại TP. Hồ Chí Minh, hỗ trợ người dân phân loại rác thải tại nguồn, tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cho các nhà máy tái chế, tái sử dụng cũng như hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương.

(8). Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế đặt mục tiêu xây dựng một  trường đại học không rác thải đầu tiên bằng cách áp dụng 3Rs (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) cũng như nâng cao nhận thức và cải thiện hành vi của cán bộ và sinh viên trường.

(9). Papa’s Dreamer

Papa’s Dreamer đang tạo ra một chuỗi giá trị xanh trong các sản phẩm vệ sinh. Các

sản phẩm của Papa’s Dreamer được làm thủ công và không tạo ra rác thải.

(10). The Plasbit campaign

Chiến dịch Plasbit là một nhóm cộng đồng định hướng hành động do một nhóm sinh viên thành lập với mục tiêu chia sẻ, tái sử dụng và tái chế sách và các tài liệu tham khảo khác.

(11). Rechic

Rechic đặt mục tiêu kết nối các tín đồ thời trang mong muốn loại bỏ quần áo của mình một cách có đạo đức và giúp những người mua sắm có thể thỏa mãn nhu cầu thời trang theo cách thân thiện với môi trường cùng giá cả phải chăng.

(12). Drobebox

DrobeBox là một công ty khởi nghiệp công nghệ thời trang đột phá cung cấp dịch vụ cho thuê quần áo cho giới nữ, với mục đích khắc phục một trong những vấn đề lớn nhất trong thời trang - một tủ quần áo lãng phí. 

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website:

www.circulareconomynetwork.co/challenge

Cuộc thi “Sáng kiến thành phố không rác” - The Zero Waste Cities Challenge được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có những ý tưởng kinh doanh sáng tạo trong việc giảm thiểu hoặc tái chế rác thải, và tạo cơ hội việc làm xanh thông qua hỗ trợ vốn ban đầu lên đến 10.000 euro. Cuộc thi là một phần trong dự án Mạng lưới Kinh tế Tuần hoàn của tổ chức phi chính phủ WasteAid có trụ sở tại Anh và được tài trợ bởi Huhtamaki.

                                                                                    Theo Mỹ Hạnh- Tạp chí Tia sáng

Bạn đang đọc bài viết 12 đội lọt vòng bán kết cuộc thi “Sáng kiến thành phố không rác”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất