Thứ sáu, 26/04/2024 03:24 (GMT+7)

18 năm ký ức kinh hoàng, ám ảnh thảm họa khủng bố 11/9

MTĐT -  Thứ tư, 11/09/2019 08:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vào ngày này 18 năm trước, nỗi kinh hoàng bao trùm nước Mỹ khi những máy bay bị khủng bố khống chế tấn công tòa nhà Tháp đôi, cướp đi hàng nghìn sinh mạng.

Ngày 11/9/2001, bốn chuyến bay thương mại bị khủng bố tấn công, kiểm soát và điều hướng đâm vào các địa điểm trong đó có Tháp đôi New York City, Mỹ. Thảm họa xảy ra khi người dân New York đang trong giờ cao điểm vội vã đến công sở hoặc trường học.

8 giờ 46 phút, chuyến bay 11 của American Airlines, đến Los Angeles, bị các thành viên của Al-Qaeda chiếm quyền điều khiển tại sân bay Boston và bay vào Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới.

Người dân sững sờ và hoài nghi khi khói từ tòa nhà bốc lên nghi ngút, tự hỏi liệu có lẽ đó là một tai nạn, cho đến 17 phút sau, máy bay thứ hai, chuyến bay 175 của United Airlines, đâm vào Tháp Nam lúc 9h03.

Đến 10h30, Tòa tháp đôi sụp đổ, khiến mọi người phải chạy trốn vì khắp nơi phủ đầy bụi và mảnh vụn. Cách đó 370 km, chuyến bay 77 của American Airlines bay vào tòa nhà Lầu năm góc ở Virginia lúc 9h37 và chuyến bay 93 của United Airlines rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania, lúc 10h03.

Trong vòng chưa đầy hai giờ, 2.996 người thiệt mạng và hơn 6000 người bị thương.

Nước Mỹ chấn động. Thế giới bàng hoàng.

HÌnh ảnh máy bay 175 của United Airlines bị cướp quyền kiểm soát sắp đâm vào tòa tháp thứ hai của Trung tâm Thương mại Thế giới. (Ảnh: AP).
Một vụ nổ dữ dội làm rung chuyển tòa tháp phía nam của Trung tâm Thương mại Thế giới khi chuyến bay 175 của United Airlines bị cướp đâm vào tòa nhà. Ảnh: Spencer Platt / Getty Images
Người dân nhìn lên khi Trung tâm Thương mại Thế giới bốc cháy vào ngày 11/9/2001. (Ảnh: Spencer Platt / Getty Images)
Một số người mắc kẹt bên ngoài cửa sổ Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới sau khi máy bay tấn công vào tòa nhà. (Ảnh: Jose Jimenez / Primera Hora / Getty Images)

Một người đàn ông phủ đầy bụi bên ngoài Trung tâm Thương mại Thế giới. (Ảnh: Spencer Platt / Getty Images)

Người dân khóc trên đường phố khi họ chứng kiến các cuộc tấn công khủng bố. (Ảnh: Ernesto Mora / AP).
Người đàn ông không rõ danh tính bị rơi từ Tháp Bắc. (Ảnh: AP)
Nhân viên mật vụ Thomas Armas đưa một phụ nữ bị thương lên xe cứu thương. (Ảnh: Thomas Monaster / NY).
Cựu chánh văn phòng Nhà Trắng Andy Card thì thầm vào tai tổng thống khi đó, ông George W. Bush để cho ông biết về vụ máy bay đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới trong chuyến thăm Trường tiểu học Emma E. Booker ở Sarasota, Florida. (Ảnh: Doug Mills / AP)
Người dân chạy khi một trong những tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ. (Ảnh: AP)
Các nhân viên FBI, lính cứu hỏa, nhân viên cứu hộ và kỹ sư làm việc tại nơi xảy ra vụ việc ở Lầu Năm Góc. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)



Một bức ảnh trong đống đổ nát. (Ảnh: Nathan Edwards)
Tổng thống George W. Bush theo dõi tin tức về các cuộc tấn công.
Một chiếc đồng hồ đã ngừng tại Lầu Năm Góc.

TheoVTC News

Bạn đang đọc bài viết 18 năm ký ức kinh hoàng, ám ảnh thảm họa khủng bố 11/9. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.