Thứ sáu, 29/03/2024 14:34 (GMT+7)

2 ngày xảy ra 3 trận động đất ở Cao Bằng: Không có gì bất thường

MTĐT -  Thứ ba, 26/11/2019 16:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong vòng 36 giờ, tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã liên tiếp xảy ra 3 trận động đất.

Trong đó, trận động đất cường độ 5,4 xảy ra sáng qua, 25/11, đã kéo theo dư chấn gây rung lắc tại một số khu vực nội thành ở Hà Nội, và một số tỉnh lân cận.

Sau dư chấn trận động đất chính khiến người dân Thủ đô và một số tỉnh lân cận giật mình trên, vào lúc10 giờ 51 phút, sáng 25/11, thêm một trận động đất 3,8 lại xảy ra tại khu vực huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km.

Gần đây nhất, vào lúc 8 giờ 52 phút sáng nay (26/11), một trận động đất cường độ 2,5 lại tiếp tục xảy ra tại huyện Trùng Khánh, với độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2 km.

Trao đổi với VOV về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu cho hay, việc liên tiếp xảy ra động đất từ lớn cho đến nhỏ dần tại Cao Bằng từ hôm qua đến nay là đúng với quy luật và không có gì bất thường: "Đây là quy luật của động đất. Động đất không bao giờ xảy ra đơn lẻ cả. Bao giờ nó cũng có một trận kích động chính, sau đó kèm theo các trận dư chấn và các dư chấn thì bao giờ nó cũng nhỏ hơn so với trận động đất chính và nó nhỏ dần cho đến khi nó tắt…"

PGS.TS Nguyễn Hồng Phương cũng cho biết, theo Thang động đất MSK-64 gồm 12 cấp, được Hội đồng địa chấn Châu Âu thông qua năm 1964 và áp dụng, thì với độ lớn 5,4 độ richter, động đất xảy ra tại Cao Bằng ngày 25/11 được xếp vào cấp 6-7 (động đất từ 5-5,9 độ richter). Với cấp này, đa số người dân cảm nhận được động đất, nhà cửa bị rung nhẹ, lớp vữa bị rạn, thậm chí có thể gây hư hại nhà cửa.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, hiện Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi các trận động đất này.

Trước đó, PGS.TS Cao Đình Triều cho rằng có nhiều lý do khiến Việt Nam rất ít chịu ảnh hưởng của động đất, chủ yếu do các đặc điểm về địa lý.

Theo ông, địa hình chủ yếu ở Việt Nam là các vùng đồng bằng, khá bằng phẳng, trong khi động đất thường xảy ra ở các vùng có địa hình phức tạp, nơi ráp gianh giữa đồng bằng xen lẫn đồi núi, đa dạng về độ cao.

"Chính vì vậy động đất lại hay xảy ra ở các vùng núi cao, có địa hình phức tạp. Đây là vùng có hoạt động kiến tạo trẻ diễn ra mạnh, như các vùng phía bắc Lào, hay các tỉnh biên giới với Trung Quốc. Còn vùng bằng phẳng như Việt Nam hay Campuchia thì rất ít có động đất", vị tiến sĩ phân tích.

Ông cũng cho biết: “Khu vực Trùng Khánh (Cao Bằng) nằm trên đới đứt gãy Cao Bằng – Tiên Yên (Quảng Ninh). Đới đứt gãy này được các nhà địa chấn học xác định có khả năng phát sinh động đất.

Đới đứt gãy này kéo dài sang cả bên Trung Quốc, tuy nhiên, Trùng Khánh được xem là trọng tâm xảy ra động đất của đới đứt gãy”.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết 2 ngày xảy ra 3 trận động đất ở Cao Bằng: Không có gì bất thường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.