Thứ năm, 25/04/2024 14:06 (GMT+7)

2020 bứt phá để phát triển toàn diện

MTĐT -  Thứ năm, 30/01/2020 08:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước “vòng xoáy” suy giảm kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn ở mức cao, nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng cao của khu vực và thế giới.

Mới đây, các định chế tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2020, cho thấy niềm tin tiếp tục được củng cố và mở rộng.

Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản xuất khẩu Thuận Phước. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Trong bối cảnh khó khăn, các ngành, lĩnh vực chủ yếu vẫn phát triển ổn định, tích cực; sản xuất công nghiệp tăng mạnh, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò động lực tăng trưởng kinh tế; nông nghiệp phát triển ổn định, trong đó, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả vượt bậc; khu vực dịch vụ duy trì đà tăng khá cao.

Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, tập trung tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp. Năm 2019, theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam lần đầu tiên vươn lên trong nửa trên của bảng xếp hạng thế giới, vị trí 67/141 nền kinh tế được xếp hạng (tăng 10 bậc so với năm 2018), xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất nhất giới để đầu tư (tăng 15 bậc so với năm 2018).

Đặc biệt, việc thực hiện thành công 2 mục tiêu vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao thu nhập, chăm lo đời sống nhân dân... Cùng với đó, vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được khẳng định và nâng cao.

Đó là những gam màu sángcủabức tranh kinh tế. Còn nhngtồn tại vẫn còn không ít.

Nền kinh tế vẫn đọng lại những cái để tích tụ từ lâu, không dễ khắc phục trong một sớm một chiều.

          Đó là đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với nâng cao năng suất, chất  lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế đang bị hạn chế bởi hệ thống hạ tầng phục vụ cho phát triển của đất nước còn chưa tốt... Mô hình tăng trưởng hiện chưa là động lực để tạo phát triển bứt phá, đưa kinh tế nước nhà tiến nhanh, tiến kịp các quốc gia trên thế giới và khu vực.

Cơ cấu lại và phát triển các ngành, lĩnh vực vẫn còn có những yếu tố thiếu bền vững. Kết quả thực hiện các đột phá chiến lược chưa theo kịp yêu cầu phát triển, tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của đất nước giai đoạn 2016-2020.

Ngoài ra, những hạn chế, yếu kém về mặt văn hoá và con người, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp, các hiện tượng thời tiết cực đoan, sạt lở bờ sông..., cũng đang cản trở sự phát triển của đất nước.

Việc khắc phục những tồn tại này là không đơn giản, cần có sự kết hợp giữa những giải pháp ngắn hạn và dài hạn trong thời gian tới và cần có những giải pháp căn cơ và có sự phối kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa giữa các cơ quan.

Mục tiêu phát triển giai đoạn 2021-2030 là hướng tới việc thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới trong dài hạn, thuộc nhóm Ịtrên của các nước có thu nhập trung bình cao và trở thành nước công nghiệp. Theo đó, tốc độ tăng trưởng (GDP) đạt bình quân khoảng 7 %/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 8.000 USD/người.

Vì vậy, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 xác định rõ “Ly hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước”. Những nội hàm mới, trọng tâm mới về nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm trong chiến lược chính là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học - công nghệ.

Động lc tăng trưởng được kiến tạo từ việc hoàn thin hệ thống pháp luật trong đó có sửa đi Luật Doanh nghiệp

Việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp hướng tới mục tiêu góp phần cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh chuẩn đạt chuẩn mực của thông lệ tốt và phổ biến ở khu vực và quốc tế; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút mạnh mẽ vốn, nguồn lực vào sản xuất kinh doanh.

Do đó, sửa đổi Luật Doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc tiếp tục kế thừa, tiếp tục phát huy kết quả và tác động tốt của các cải cách trong các Luật Doanh nghiệp 2000, 2005 và 2014 trong thực hiện hoá đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất các ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế.

Theo đó, các nội dung sửa đổi của luật được kỳ vọng tạo ra cải cách mạnh mẽ như tiếp tục tạo thuận lợi nhất cho khởi sự kinh doanh, cắt giảm tối đa chi phí và thời gian cho đăng ký kinh doanh; nâng cao cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp; thúc đẩy quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực theo thông lệ tốt và phổ biến trong khu vực và quốc tế; tiếp tục thực hiện quyền tự do kinh doanh, xóa bỏ các hạn chế về quyền tự do kinh doanh nhằm thu hút tối đa mọi nguồn lực đầu tư; và tạo thuận lợi hơn, giảm chi phí trong tổ chức lại doanh nghiệp như sáp nhập, hợp nhất, chia tách hay chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì vậy, để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, trong năm 2020 các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả 5 giải pháp chủ yếu.

Thứ nhất, phân bổ chi tiết mức vốn kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020 theo tổng mức vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao, chi tiết danh mục dự án, mức vốn bố trí cho từng dự án cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới.

Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, trong đó kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng.

Thứ ba, thường xuyên tổ chức đánh giá tiến độ thực hiện các dự án; đối với những dự án thực hiện không đúng tiến độ phải kịp thời quyết định điều chỉnh để chuyển vốn cho những dự án có tiến độ triển khai nhanh, có khả năng hoàn thành trong năm 2020 nhưng chưa được bố trí đủ vốn.

Thứ tư, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục nghiên cứu, rà soát hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công.

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về Cách mạng Công nghiệp 4.0

Ngày 27/9/2019,Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định ban hành Nghị quyết 52- NQ/TW về Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Bộ Chính trị đạt mục tiêu phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân. Cụ thể, đến năm 2025, Việt Nam phải xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm. Có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung.

Đến năm 2030 sẽ có mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp. Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm. Đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong Trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng anh ninh.

Tại Hội nghị “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” (15/5/2019), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh tới giải pháp thế nào để phát triển chất xám và sự sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ là đầu mối phối hợp các bộ, ngành, tổ chức liên quan tham mưu cho Chính phủ 5 vấn đề lớn gồm: Một là đề xuất chính sách khuyến khích và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp. Coi doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo. Hai là phát huy vai trò của các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong việc tăng cường nền tảng vốn con người cho đổi mới sáng tạo. Cần nhất là gắn liền các hoạt động nghiên cứu ứng dụng với nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu của nền kinh tế. Ba là thúc đẩy liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước, các trung tâm kết nối trí tuệ đóng vai trò lõi ở các thành phố thông minh và bền vững. Bốn là xây dựng năng lực quản trị nhà nước đối với hệ thống đổi mới sáng tạo và hoàn thiện thể chế cho các hoạt động đổi mới sáng tạo. Năm là tập trung phát triển sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao để hình thành các ngành nghề mới và các sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao, nhất là lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như: Nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ thông tin...

Việt Nam tăng tiếp 3 bậc chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2019

Trong Báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2019, Việt Nam tăng 3 bậc lên vị trí 42/129 quốc gia/nền kinh tế (năm 2018 là 45/126). Với thứ hạng này Việt Nam vươn lên thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp, thứ 3 trong ASEAN, sau Singapore và Malaysia. So với năm 2018, hai chỉ số liên quan khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tăng mạnh. Trong đó, tổng chi cho nghiên cứu và phát triển tăng 5 bậc (đầu vào); sản phẩm dựa trên tri thức và công nghệ tăng 8 bậc (đầu ra).

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) là bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia, được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) phối hợp với Viện IN- SEAD, Pháp và Đại học Cornell (Mỹ) thực hiện.

Ngày 10/6, Tập đoàn Vingroup tổ chức lễ động thổ dự án nhà máy sản  xuất điện thoại thông minh Vinsmart tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội). Theo đại diện tập đoàn, giai đoạn 1 dự kiến hoàn thiện ngày 15/8 với công suất 23 triệu máy. Tháng 10/2019, giai đoạn 2 hoàn thành với công suất 34 triệu máy. Nhà máy đạt công suất tối đa 120 triệu máy vào đầu năm 2020. Các trang thiết bị, máy móc của Vinsmart ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới như dây chuyền hàn dán linh kiện SMT, dây chuyền kiểm tra bo mạch tự động dùng công nghệ của Mỹ, Đức, Nhật Bản. Phần mềm kiểm tra, hiệu chỉnh của Qualcomm (Mỹ).

Khai trương cổng dịch vụ công quốc gia

Chiều 9/12, lễ khai trương  Cổng Dịch vụ công quốc gia đã diễn  ra với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, cần đẩy nhanh việc xây dựng khung pháp lý để việc thực hiện thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến có hiệu quả. Cụ thể, trong tháng 1/2020, Bộ Thông tin - Truyền thông chủ trì trình dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Bộ Công an trình đề xuất xây dựng nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Văn phòng Chính phủ trình dự thảo nghị định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Tại thời điểm khai trương, Cổng Dịch vụ công quốc gia cung cấp 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố: Đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mại; cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình); dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp) và tích hợp tiện ích thanh toán tiền điện. Cung cấp 4 dịch vụ công thực hiện tại cấp bộ: Cấp giấy phép lái xe quốc tế; đăng ký khuyến mại; nhóm dịch vụ về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp.

Trong quý 1/2020, các bộ, ngành, địa phương sẽ tích hợp lên Cổng 15 dịch vụ công thuộc các lĩnh vực thuế cá nhân, hải quan, đăng ký kinh doanh, y tế,  lao động, khai sinh, giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp, thu phạt và vi phạm giao thông đường bộ.

Ông Nguyễn Chí Dũng Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư khẳng định:

Tôi tin rằng, vi những biện pháp đề ra như quyết liệt đổi mi và cải cách hiệu quả hơn nữa để khơi thông thể chế, nguồn lực cho phát triển; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập; tchức thực thipháp luật nghiêm minh; tiếp tục cải thiện rõ rệt môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, sẽ giúp cho các động lực tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục phát huy hiệu quả tích cực.

 PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết 2020 bứt phá để phát triển toàn diện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới