Thứ sáu, 29/03/2024 14:59 (GMT+7)

3R ở một nhà máy xử lý rác Bình Dương

MTĐT -  Thứ ba, 05/03/2019 17:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nguyên tắc 3R là cách xử lý chất thải rắn mà các đô thị đang hướng tới 3R = Reduce (Tiết giảm) – Reuse (tái sử dụng) – Recycle( Tái chế).

Trung bình 1 người Việt Nam thải ra 200kg rác thải mỗi năm. Trong khi đó các vấn đề thu gom, tái chế, tái sử dụng các chất thải rắn ở các đô thị vẫn chưa được thực hiện tốt, rác thải đang trở thành vấn đề rất nóng trong sự phát triển đô thị  hiện nay. Trong tình hình này, nguyên tắc 3R là cách xử lý chất thải rắn mà các đô thị đang hướng tới 3R = Reduce (Tiết giảm) – Reuse (tái sử dụng) – Recycle (Tái chế).

Với chức năng nhiệm vụ quản lý môi trường đô thị tỉnh Bình Dương, Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bình Dương đã thực hiện rất hiệu quả 2 trong 3 R là Reuse (Tái sử dụng) và Recycle (Tái chế) tại Nhà máy xử lý rác Bình Dương.

Xí nghiệp xử lý rác thải Bình Dương, thuộc Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bình Dương (BIWASE), có trụ sở và nhà máy tọa lạc trên diện tích khoảng 100ha thuộc phường Phú Hòa, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Với không gian rộng, nhưng rất sạch, nếu không bị ảnh hưởng một chút mùi từ quá trình chế biến rác ít ai nghĩ đây là một nhà máy xử lý và chế biến rác thải vì nơi nào cũng sạch, đẹp như công viên.

Rác thải công nghiệp và dân dụng được thu gom về nhà máy bằng những thiết bị hiện đại của công ty và các đơn vị thu gom rác của tỉnh.

Tại đây, rác được phân định thành hai nguồn rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt.

Rác thải Y tế cũng được phân loại ngay từ khâu đầu tiên với qui trình chặt chẽ để tránh lây nhiễm.

Và được đốt trong hệ thống lò cao cấp riêng với nhiệt độ, và các hóa chất để không bị ảnh hưởng từ các bệnh lây nhiễm.

Rác thải sinh hoạt được chuyên chở đến một khu khác rộng lớn hơn.

Các thiết bị thu gom và chuyển đến khu phân loại.

Nhưng dù máy móc hiện đại kết hợp nhiều khâu tự động hóa, việc phân loại rác hữu cơ và vô cơ cũng như sàng lọc những vật dụng có thể sử dụng lại vẫn không thể không có bàn tay trực tiếp của con người.

Trực tiếp quan sát công việc của những người công nhân phân loại rác mới thấy hết những khó khăn, mệt nhọc và mức độ độc hại của anh chị em công nhân làm việc trong phân xưởng này.

Từ việc phân loại chia ra các chất hữu cơ và vô cơ để đem chôn hoặc chuyển qua lò đốt.

BIWASE đã tự nghiên cứu và chế tạo hệ thống lò đốt rác với nhiều công suất khác nhau để sử dụng và cung cấp cho thị trường. Hệ thống lò đốt này, được quản lý chặt chẽ trong quá trình chế tạo và được cấp Chứng nhận hợp qui chuẩn quốc gia.

Tro sau khi đốt được sử dụng theo các nhu cầu khác nhau như trộn với vữa xi măng để làm gạch block, gạch bê tông các loại, trong đó sử dụng từ tro dốt khoảng 30% cho các loại gạch mang nhãn hiệu Con Voi do BIWASE sản xuất. và đạt tiêu chuẩn TCVN 6476:1999.

Tro sau khi đốt và ủ để làm phân bón.

Tro từ nguồn rác hữu cơ được pha trộn thêm các chất vi lượng để tạo thành phân bón cho các loại cây công nghiệp, lúa và hoa màu.

Công nghệ đóng bao phân bón hiện đại.

Phân bón nhãn hiệu Con Voi của BIWASE sản xuất từ quá trình xử lý rác đã có mặt trên thị trường và là một trong những sản phẩm uy tín với nhà nông. Gạch và phân bón nhãn hiệu Con Voi trong sản xuất đều đạt tiêu chuấn ISO9001:2008 và ISO 14001:2004 và các tiêu chuẩn về sản phẩm. Được tiêu thụ rộng rãi trong nước.

Hệ thống xử lý nước rỉ rác cũng được quan tâm và có một khu vực riêng nhưng cảnh quan và môi trường rất đẹp.

Chim Công và Vịt trời được nuôi trong khu xử lý nước rỉ rác.

Và cả những đàn cá Coi, Rô Phi khá đông đúc.

Cán bộ quản lý của XNXLRT hay của nhà máy đều còn rất trẻ như các anh chị Phạm Huỳnh Trinh, Hoàng Lâm, Đỗ Thanh Tú, Hồ Thị Thanh Thúy… đều là những Quản đốc, Trưởng phòng có trình độ và trách nhiệm với công việc và tận tình giới thiệu với khách thăm về công việc của nhà máy.

     

Phóng viên đến thăm được thưởng thức nước dừa tươi trong vườn dừa trĩu quả của nhà máy.

Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển mạnh trong thời kỳ đổi mới cả về công, nông nghiệp và dịch vụ. Không chỉ chú trọng phát triển về kinh tế, Bình Dương còn là điểm sáng trong gìn giữ và bảo vệ môi trường. Trong đó, hạt nhân là Công ty CP Nước và Môi trường Bình Dương đơn vị đã đạt những thành tích nổi bật trong Cấp nước, Thoát nước, Xử lý nước thải và rác thải…

Với phương châm khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, chú trọng ứng dụng các tiến bộ của Khoa học kỹ thuật với phát huy nội lực của đơn vị. Công ty là một trong các đơn vị điển hình về lĩnh vực Cấp, Thoát nước và Mội trường của nước ta và cả với khu vực Đông Nam Á.

Bạn đang đọc bài viết 3R ở một nhà máy xử lý rác Bình Dương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Trần Hưng, Đồng Xuân Thụ

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.