Thứ sáu, 29/03/2024 15:46 (GMT+7)

5 điều tuyệt đối kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo

MTĐT -  Thứ năm, 24/01/2019 16:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong đời sống tâm linh của người Việt, cúng ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Tuy nhiên, ngày cúng này có một số điều kiêng kỵ không phải gia chủ nào cũng biết.

1. Đặt mâm lễ cúng dưới bếp

Khá nhiều người Việt quan niệm rằng ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp.Tuy nhiên, thực tế, việc cúng như thế này là không đúng với phong tục và quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc. 

Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên bàn thờ chính của gia đình. Ngoài ra, bếp là nơi đun nấu nên không phù hợp để cúng lễ. 

Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ và trang nghiêm nhất trong nhà. 

2. Khấn xin tài lộc sung túc cả năm

Lễ cúng 23 tháng Chạp thực chất chỉ mang ý nghĩa là cúng ông Công ông Táo về trời đề báo cáo việc lớn nhỏ trong năm của gia đình với thiên đình. 

Do đó, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia chủ chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

3. Chuẩn bị đồ cúng

Việc thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo hay còn gọi là cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không nhất thiết phải quá cầu kỳ. 

Tuy nhiên, tùy điều kiện và hoàn cảnh mà các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn. 

Lễ vật cúng 23 tháng Chạp cần chuẩn bị là 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời. 

4. Cúng lễ sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp

Trong tín ngưỡng dân gian, 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.

Do đó, từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12h ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

5. Thả cá chép từ trên cao

Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép được tượng trưng cho thần linh. Do đó, sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá chép từ trên cao hay ném cá xuống nước vì như thế cá sẽ chết.

Các gia chủ nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ. Không nên ném cả túi nilon xuống nước tránh gây ô nhiễm môi trường.

Theo Minh Di (TH)/Tinnhanhonline

Bạn đang đọc bài viết 5 điều tuyệt đối kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.