Thứ bảy, 20/04/2024 02:28 (GMT+7)

Ai đang “hô biến” nhiều héc ta đất trồng lúa trái phép?

MTĐT -  Thứ tư, 04/03/2020 17:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo phản ánh của người dân xóm Đông Sinh, xã Hồng Tiến, TX Phổ Yên, tại xóm này có hộ gia đình đang mua gom nhiều héc ta đất trồng lúa của nhiều người dân rồi cho gộp thửa.

Còn theo quan sát của phóng viên (PV) từ Quốc lộ 3 đi qua cổng làng Đông Sinh khoảng 100m xuất hiện một khu vực quây tôn rộng lớn với diện tích nhiều héc ta đã được san lấp đất bằng phẳng. Hiện trạng trước đó là các ruộng lúa.

Một người dân địa phương (xin được giấu tên) tiết lộ, toàn bộ ruộng lúa này do người phụ nữ tên là Sinh đứng ra mua gom của người dân, sau đó tiến hành san lấp đất. Người này cho biết thêm, bà Sinh có con gái tên là Hường và con rể tên là Cường.

Hiện trạng khu đất đã được san lấp và quây tôn nhiều héc ta, ngay sát cạnh phía sau nhà một cán bộ (nhà nằm trong khoanh tròn đỏ) do Tỉnh ủy Thái Nguyên quản lý. Ảnh: Nam Dũng

“Họ mới cho đổ đất được mấy tháng, trước nhiều xe ben chở đất, đá vào đổ khiến đường bụi bẩn, nhiều người dân đã có ý kiến thì vợ chồng anh Cường, chị Hường đã cho xe bồn chở nước về rửa đường. Còn về việc mua gom ruộng và san lấp để làm gì thì tôi không rõ”, một người dân khác nói.

Tìm hiểu thêm, được biết ở đây người dân đang chuyển nhượng đất trồng lúa với giá khoảng 100 triệu đồng/sào, như vậy số ruộng mà họ mua gom và san lấp đất như trên ước tính cũng nhiều tỷ đồng. Có thể dùng số tiền lớn như vậy để gom đất cũng thuộc hàng “đại gia”.

Gia đình bà Sinh là người làm nông nghiệp tại xóm này, nên số tiền bỏ ra lớn như thế để mua gom số ruộng đất trên rồi đổ thêm hàng tỷ đồng ra để đầu tư san lấp mặt bằng thì chúng tôi nghĩ chắc không phải tiền của nhà bà Sinh được”- người dân cung cấp thêm.

Ngoài việc “nể” độ giàu có của bà Sinh, thì dư luận địa phương cũng đang băn khoăn về cơ sở pháp lý liên quan đến việc mua gom đất lúa và san lấp đất. Thậm chí đã xuất hiện những “lùm xùm” rằng, bà Sinh có “ông lớn” đứng phía sau nên mới có thể làm được như vậy, bởi các thủ tục chuyển nhượng và chuyển đổi mục đích sử dụng hàng vạn m2 đất nông nghiệp là rất khó và nhiều thủ tục liên quan.

Điều đặc biệt là, thực tế hiện trạng của mảnh đất, ngoài các phần đã được quây tôn rộng lớn thì có một phần phía sau lại thông với phía sau ngôi nhà của gia đình ông Phan Mạnh Cường (nguyên Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, mới được bầu làm Chủ tịch UBND TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).

Theo xác minh của PV, toàn bộ khu vực trước đây là ruộng trồng lúa của người dân trong xóm, hiện có dấu hiệu bị san lấp đất trái phép, được dựng một cánh cổng lớn ở phía đường bê tông, và xung quanh đã được quây tôn với xây tường bao quanh.

Có sự trùng hợp ngẫu nhiên, là mẹ vợ ông Cường cũng có tên trùng với người phụ nữ mua gom và san lấp đất lúa mà PV đề cập ở trên.

Một câu hỏi được dư luận đặt ra với trường hợp ông Phan Mạnh Cường là cán bộ do Tỉnh ủy Thái Nguyên quản lý, khi phát hiện có sự việc sai trái vi phạm pháp luật diễn ra ngay cạnh nhà mình như thế và với chức trách là một đảng viên, vị cán bộ này có kiến nghị gì với chính quyền sở tại trong việc xử lý sai phạm hay không?

Chỉ biết rằng, PV Báo Thanh tra cũng đã đến UBND xã Hồng Tiến cũng như UBND TX Phổ Yên để tìm hiểu về tính pháp lý của việc san lấp này cũng như ai là người đứng ra mua gom số ruộng đất nói trên. Tuy nhiên, đã nhiều ngày trôi qua nhưng những đơn vị trên vẫn chưa có hồi âm.

Để tránh dư luận xấu ở địa phương, thay vì tránh né báo chí, UBND xã Hồng Tiến cần chủ động thông tin, công khai hồ sơ pháp lý liên quan để rộng đường dư luận. Trường hợp ngược lại, nếu chuyển nhượng, san lấp đất lúa trái pháp luật thì cần phải xử lý nghiêm cá nhân vi phạm, đồng thời cũng phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương khi để xảy ra sai phạm trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Theo báo Thanh tra

Bạn đang đọc bài viết Ai đang “hô biến” nhiều héc ta đất trồng lúa trái phép?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...