Thứ sáu, 26/04/2024 03:24 (GMT+7)

Ai sẽ thay thế ông Nguyễn Mạnh Hùng tại Tập đoàn Viettel?

MTĐT -  Thứ ba, 24/07/2018 16:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Chiếc ghế nóng" Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel vẫn đang bỏ ngỏ, vậy ai sẽ là người thay thế ông Hùng nhận nhiệm vụ này?

Ngay sau khi ông Nguyễn Mạnh Hùng được chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT thì "chiếc ghế nóng" Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel vẫn đang bỏ ngỏ, vậy ai sẽ là người thay thế ông Hùng nhận nhiệm vụ này?

Ông Lê Đăng Dũng mang quân hàm Thiếu tướng.

Trong số các lãnh đạo hiện có của Viettel có khá nhiều gương mặt có thể trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo Tập đoàn này. Trong đó, có một nhân vật được nhắc đến nhiều, đó là ông Lê Đăng Dũng, người vừa được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Viettel Global.

Ông Lê Đăng Dũng mang quân hàm Thiếu tướng, có trình độ chuyên môn là Kỹ sư tự động hóa và điều khiển từ xa, Thạc sỹ Kỹ thuật điện tử.

Trước khi giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Viettel Global, ông Dũng là Phó Tổng Giám đốc Viettel. Ngoài vai trò đó, ông còn là Thành viên HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam; Thành viên HĐQT Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel (VVFinance)…

Tại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) - Công ty mẹ của Viettel Global, ông Lê Đăng Dũng còn giữ vị trí Bí thư Đảng ủy. Trong số 5 Phó tổng giám đốc của Viettel, ông Dũng là người duy nhất thuộc thế hệ F1.

Ở Viettel, ông Dũng là người được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, phụ trách xúc tiến đầu tư nước ngoài từ thời kỳ đầu tiên và đã đi tới hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ để tìm kiếm cơ hội.

Khi mới tham gia đầu tư nước ngoài, Viettel còn chưa có tên tuổi, ông Dũng và các đồng nghiệp của mình phải đi hàng chục nước mới tìm thấy một cơ hội ở một quốc gia.

Ông Dũng là một trong các lãnh đạo của Viettel nuôi giấc mơ tiến vào châu Âu, sau khi hồ sơ thầu vào một quốc gia thuộc châu lục này "bị loại từ vòng gửi xe" (lời ông Lê Đăng Dũng).

Lý do bị loại, theo ông Dũng là: "Không ai nghĩ rằng, một quốc gia mới đi ra khỏi chiến tranh, thậm chí còn đang nhận viện trợ từ nước ngoài mà lại đi đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Bởi vậy, họ loại ngay từ đầu mà không cần xét đến những năng lực cạnh tranh viễn thông mà Viettel đã làm tại nhiều quốc gia khác".

Tuy nhiên, Viettel đã chọn Peru, một quốc gia có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam (GDP đạt 7.000 USD/người/năm) để đầu tư và coi "đây sẽ là một bước đệm để vào lại thị trường châu Âu". "Hiện tại, chúng tôi nhắm tới một vài thị trường ở châu Âu", ông Dũng cho biết.

Viettel Global cho biết, theo quy định thông thường, ông Lê Đăng Dũng sẽ phải xin thôi đảm nhiệm chức danh Tổng giám đốc vì theo quy định (Điều 10, khoản 3, Thông tư 121/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính), Chủ tịch Hội đồng Quản trị không kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc trừ khi được đại hội cổ đông phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên.

Tuy nhiên, theo Viettel Global, Hội đồng Quản trị hiện vẫn chưa thể chuẩn bị được nhân sự tiếp nhận công việc và khi tìm được nhân sự cũng cần có thời gian tiếp nhận các công việc, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất bình thường của Tổng công ty.

Vì vậy, để đảm bảo công ty hoạt động bình thường, đại hội đã đề nghị Đại hội đồng cổ đông đã thông qua việc ông Lê Đăng Dũng, Chủ tịch Viettel Global sẽ kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc.

Theo VOV

Bạn đang đọc bài viết Ai sẽ thay thế ông Nguyễn Mạnh Hùng tại Tập đoàn Viettel?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.