Thứ sáu, 26/04/2024 06:00 (GMT+7)

Ấn Độ đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe do nắng nóng cực đoan

MTĐT -  Thứ ba, 24/05/2022 08:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ấn Độ đang đứng đầu danh sách những quốc gia có đông dân số đối mặt với các rủi ro liên quan nắng nóng từ tử vong do sốc nhiệt, đến an ninh lương thực và thu nhập.

An Do doi mat voi nhieu nguy co ve suc khoe do nang nong cuc doan hinh anh 1
Nóng cực đoan ở Ấn Độ.( Nguồn: GettyImages)

Ngày 23/5, mưa bão đã giúp nhiệt độ thủ đô New Delhi của Ấn Độ hạ xuống còn khoảng 20 độ C và gây mất điện trên diện rộng tại thành phố này.

Tuy nhiên, theo cơ quan khí tượng Ấn Độ, nhiệt độ sẽ tăng trở lại mức 40 độ C trong tuần này, khiến nhiều người dân thu nhập thấp đối mặt với rủi ro lớn về sức khỏe do không có khả năng mua các thiết bị làm mát để chống đỡ với thời tiết oi nóng.

Ấn Độ đang đứng đầu danh sách những quốc gia có đông dân số đối mặt với các rủi ro liên quan nắng nóng từ tử vong do sốc nhiệt, đến an ninh lương thực và thu nhập.

Theo báo cáo của tổ chức Năng lượng bền vững cho tất cả (SE4ALL) công bố vào tuần trước, gần 323 triệu người trên toàn Ấn Độ đang có nguy cơ cao hứng chịu nắng nóng cực đoan và bị thiếu các thiết bị làm mát như quạt và tủ lạnh.

Vào giữa tháng này, nhiệt độ tại một số khu vực của thủ đô New Delhi đã tăng lên trên 49 độ C, sau khi Ấn Độ trải qua tháng 3 nóng nhất trong 122 năm và một tháng 4 nóng bất thường. Nhu cầu điện tại Ấn Độ đã lên mức kỷ lục khi tần suất sử dụng điều hòa tăng mạnh, dẫn đến cuộc khủng hoảng điện lực trầm trọng nhất trong 6 năm.

Tuy nhiên, không phải hộ gia đình nào tại Ấn Độ cũng được tiếp cận nguồn điện. Theo báo cáo của SE4ALL, ước tính chỉ một phần nhỏ trong 1,4 tỷ người tại Ấn Độ sở hữu thiết bị làm mát.

Khi nhu cầu này tăng lên trong những năm tới, điều này sẽ gây thêm áp lực cho các hệ thống điện vốn đã quá tải tại Ấn Độ, kéo theo nguy cơ làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Hệ quả là các đợt nắng nóng cực đoan sẽ xuất hiện nhiều hơn và kéo dài hơn.

Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến mùa Hè đến sớm. Ước tính hơn 1 tỷ người tại Ấn Độ và quốc gia láng giềng Pakistan đang đối mặt với nguy cơ hứng chịu nắng nóng cực đoan.

Báo cáo SE4ALL cũng chỉ ra rằng Karachi, thành phố lớn nhất của Pakistan, cùng nhiều khu vực khác như Mumbai (Ấn Độ) và Dhaka (Bangladesh) tại Nam Á, nằm trong số những nơi có nguy cơ cao nhất về thiếu hệ thống làm mát phù hợp.

Tại Ấn Độ, thống kê của chính phủ cho thấy ít nhất 25 người đã tử vong do sốc nhiệt kể từ cuối tháng 3, con số cao nhất trong 5 năm qua.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Dileep Mavalankar, người đứng đầu Viện Y tế công Ấn Độ, con số chính thức này chỉ là bề nổi của "tảng băng", bởi nắng nóng có thể tác động gián tiếp đến những người cao tuổi, ốm yếu sinh sống trong các căn nhà nhỏ và lưu thông khí kém. Do đó, mức thống kê này có thể chỉ tương đương 10% so với thực tế./.

Bạn đang đọc bài viết Ấn Độ đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe do nắng nóng cực đoan. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo TTXVN

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.