Thứ năm, 28/03/2024 15:47 (GMT+7)

An ninh môi trường : Đối diện nhiều thách thức (Bài 1)

MTĐT -  Thứ tư, 07/09/2022 09:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh môi trường do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm biến đổi sâu sắc các điều kiện môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Những năm gần đây, an ninh môi trường là chủ đề luôn nhận được sự quan tâm. Thực tế cho thấy, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh môi trường do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm biến đổi sâu sắc các điều kiện môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

An ninh môi trường là thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Theo báo cáo “Phát triển con người” năm 1994 của Liên Hợp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực là: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị.

C.Mác đã khẳng định: “Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người,... con người là một bộ phận của tự nhiên” và “Công nhân không thể tạo ra cái gì khác nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu, trong đó lao động của anh ta triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm”.

Vấn đề an ninh môi trường lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị Liên hiệp quốc về môi trường và con người năm 1972. Năm 1992, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã dẫn giải cụ thể hơn về an ninh môi trường “Sự khan hiếm các tài nguyên thiên nhiên, suy thoái và ô nhiễm môi trường và những hiểm họa có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh”.

[An ninh môi trường] Đối diện nhiều thách thức (Bài 1)

Theo báo cáo “Phát triển con người” năm 1994 của Liên hợp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực là: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị. Biểu hiện của môi trường bị mất an ninh là: cạn kiệt tài nguyên, thiên tai thường xuyên, thiên nhiên suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ôzôn, biến đổi các chu trình sinh -địa, suy giảm đa dạng sinh học... Mất an ninh môi trường sẽ gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, bất ổn xã hội và chính trị, trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột, chiến tranh và thậm chí hủy diệt loài người.

Như vậy, có thể hiểu an ninh môi trường thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống và là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người và các loài sinh vật trong hệ thống đó, bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia..

Tại Việt Nam, an ninh môi trường đang và sẽ tiếp tục bị đe dọa nghiêm trọng do đối diện với hầu hết các thách thức an ninh môi trường từ ô nhiễm đất, nước, không khí, các khu dân cư, khu công nghiệp, làng nghề, từ thành thị đến nông thôn, gia tăng ngập úng, lở đất, sụt lún nền và suy giảm đa dạng sinh học…Cả ba loại ô nhiễm đất, nước và không khí đều đang vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt ở các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề.

Số liệu thống kê năm 2020 của Cục Cảnh sát môi trường, Việt Nam hiện có hơn 370 khu công nghiệp, hàng trăm cụm công nghiệp nhỏ và khoảng hơn 2.000 làng nghề rải rác ở nhiều địa phương. Tuy nhiên có đến 70% khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn; hơn 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không xử lý nước thải; hơn 4.500 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; khoảng 55 - 70% số doanh nghiệp không chấp hành quy định về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường; 98% doanh nghiệp có hành vi vi phạm về xả nước thải không đạt chuẩn môi trường; 100% doanh nghiệp thải khí không có thiết bị xử lý chất độc hại.

[An ninh môi trường] Đối diện nhiều thách thức (Bài 1)

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trung bình ở khu vực nội đô giai đoạn vừa qua đạt khoảng 84% - 85%; khu vực nông thôn đạt khoảng 40% - 55%; vùng sâu, vùng xa chỉ đạt khoảng 10%. Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc hiện nay khoảng 800.000 tấn/năm, lượng chất thải nguy hại phát sinh trong sản xuất công nghiệp được thu gom, xử lý mới chỉ đạt con số 40%, chất thải nguy hại do y tế đạt 80% gây nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường.

Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt và chăn nuôi đang có xu hướng gia tăng. Hiện cả nước có 16.700 trang trại chăn nuôi, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (45%) và Đông Nam bộ (13%), với tổng đàn gia súc 37,8 triệu con và trên 214 triệu con gia cầm.. Sô rác thải này cộng với lượng chất thải từ sản xuất nông nghiệp đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn ngày càng trở nên đáng lo ngại.

Đối với ô nhiễm làng nghề, theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân. Cụ thể, có tới 46% số làng nghề trong diện điều tra có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% làng nghề ô nhiễm vừa. Trong đó, hàm lượng các chất ô nhiễm theo các chỉ số COD, BOD5 hay tổng số vi khuẩn coliform trong nước thải làng nghề đều vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần, một số nơi lên đến hàng nghìn lần. Không những thế, hầu hết các làng nghề đều có hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép, nồng độ khí SO2 tại các làng nghề cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn.

Ngoài ra, việc nhập khẩu chất thải dưới danh nghĩa phế liệu vào Việt Nam ngày càng gia tăng; Các dòng sông đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề (nhất là sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai và hệ thống sông Tiền và sông Hậu, Tây Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long) làm hủy hoại nguồn thủy sản và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống, sức khỏe của cộng đồng.Nhiều dự án luyện, cán thép lớn cũng có nguy cơ biến Việt Nam thành nơi tập trung “rác” công nghệ và chất thải.

Việc khai thác quá mức nguồn nước, đặc biệt là xây dựng các công trình hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện chặn hoàn toàn dòng chảy sông là nguyên nhân làm suy giảm rõ rệt số lượng và chất lượng nước trên lưu vực các sông lớn như: sông Hồng, Đồng Nai, Sài Gòn, Gia Vu, Thu Bồn, Ba, Sêrêpok ... Do tập quán, thói quen sản xuất, canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều nước của nhân dân nhưng lại thiếu các biện pháp hợp lý giữ, trữ nước trong mùa mưa lũ để dùng dần trong mùa khô nên thường xuyên phải đối phó với tình trạng thiếu nước vào mùa khô ở nhiều nơi.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, độ che phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động: Trước năm 1945, nước ta có 14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước. Năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29%), đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha (tương đương 19,7%). Chất lượng rừng ở các vùng còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên sinh. Chỉ trong 5 năm, 2006 - 2011, 124.000 ha rừng ngập mặn ven biển đã biến mất để nhường chỗ cho nuôi trồng thuỷ sản (tương đương diện tích bị mất trong 63 năm trước đó).

tm-img-alt

Theo các chuyên gia, Việt Nam là một trong 5 quốc gia ở khu vực châu Á phải chịu nhiều hậu quả nhất do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu tác động nặng nề nhất của đồng bằng sông Hồng, theo tính toán kịch bản đồng bằng sông Hồng, đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ tăng khoảng 3,4 độ C, mực nước biển tăng thêm 1m sẽ có khoảng 40% diện tích đất bị ngập vĩnh viễn, khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp do mất đất, thêm vào đó đồng bằng sông Hồng diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long kéo theo hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở và nhiều hệ lụy đi kèm như đã từng diễn ra những năm gần đây.

Đối với đồng bằng sông Hồng, với kịch bản nước biển dâng cao 1m vào cuối thế kỷ 21, đồng bằng sông Hồng sẽ có 240.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của vùng bị ảnh hưởng, dự báo năng suất lúa giảm 8%-15% vào năm 2030 và lên tới 30% vào năm 2050. Nếu tính tỷ lệ diện tích đất bị ngập nước khi nước biển dâng cao 1m vào cuối thế kỷ 21 có khoảng 3% diện tích bị ngập, trong đó 1,4% diện tích trồng lúa, 0,6% khu dân cư bị ảnh hưởng.

Theo tính toán nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m, một số khu vực trũng đồng bằng ven biển miền trung sẽ bị ngập. Ảnh hưởng của đồng bằng sông Hồng gây ra lũ quét, sạt lở đất, lốc xoáy, mưa đá là những hiện tượng khá phổ biến. Khu vực miền núi Bắc Trung bộ với nền nhiệt tăng, cùng với khô hạn dễ dẫn đến cháy rừng, suy giảm đa dạng sinh học tác động tới đời sống nhân dân. Chu kỳ khí hậu nông nghiệp trở nên bất thường, thời tiết cực đoan và nhiệt độ trung bình tăng, tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn đang và sẽ làm mất đi nhiều diện tích trồng cây lương thực, làm tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng và gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác.

Về đa dạng sinh học, Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học vào nhóm cao nhất thế giới, với trên 21.000 loài động vật, 16.000 loài thực vật, bao gồm nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Tổ chức vi sinh vật học châu Á thừa nhận Việt Nam có không ít loài vi sinh vật mới đối với thế giới. Thế nhưng trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Hơn 100 loài sinh vật ngoại lai đang hiện diện tại nước ta cũng là mối nguy lớn cho môi trường sinh thái, như: ốc bươu vàng, cây mai dương, bọ cánh cứng hại da, đặc biệt là việc nhập khẩu 40 tấn rùa tai đỏ - một loài đã được quốc tế cảnh báo là một trong những loài xâm hại nguy hiểm.

Ngoài ra, an ninh sinh thái do sự nhiễu loạn của nhiều hệ sinh thái, sự xâm lấn của các sinh vật lạ và sinh vật biến đổi gen đang diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam, gây ảnh hưởng tới an ninh môi trường quốc gia. Đằng sau việc đưa công nghệ lạc hậu, đưa sinh vật độc hại biến đổi gen vào Việt Nam những năm gần đây gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái còn thể hiện âm mưu chiến tranh sinh thái, đe dọa an ninh môi trường.

(Còn nữa)

Bạn đang đọc bài viết An ninh môi trường : Đối diện nhiều thách thức (Bài 1). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Thiên nhiên Môi trường

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.