Thứ sáu, 29/03/2024 05:26 (GMT+7)

Áo phao, sọt rác ở đâu khi khách đi thuyền vào chùa Hương?

yến oanh- triệu nhất -  Thứ bảy, 24/02/2018 05:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hàng vạn lượt khách đến chùa Hương để hành lễ tương đương với hàng nghìn con thuyền hoạt động đưa đón khách qua dòng suối Yến mỗi ngày, thế nhưng không hề có bóng dáng của... áo phao

3 chiếc phao cứu sinh cho thuyền hơn chục người

Là một trong những lễ hội kéo dài nhất trong năm, lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) ngày đầu xuân này lại thu hút hàng vạn lượt ghé thăm của du khách mỗi ngày.

Được biết, năm nay có khoảng 4.500 thuyền sẵn sàng phục vụ du khách trước mùa lễ hội chùa Hương. Đây cũng là loại phương tiện duy nhất có thể đưa du khách vào chùa.

Có những con thuyền chở quá đông khách, thuyền bị trùng xuống sát mặt nước trong khi số lượng phao cứu sinh hạn chế.

Mặc dù theo quy định của Ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương, tất cả thuyền trở khách khi lưu thông trên suối Yến đều phải có phao cứu sinh nhưng không hiểu vì sao mỗi thuyền chỉ có 3-4 phao trong khi lượng khách chở mỗi chuyến cũng từ 6-20 người. Áo phao không đủ vậy mà hàng nghìn con thuyền vẫn ngày ngày trở khách và không bị cản trở bởi bất kỳ đơn vì nào trong ban tổ chức.

Đặc biệt, hầu hết tất cả các thuyền đều không có áo phao. Chưa kể đến số lượng thuyền chở quá số lượng cho phép không nhỏ.

Trao đổi với PV khi được hỏi về số lượng phao, vì sao không có áo phao anh Đào Thanh–một người trở thuyền cho biết: “Có mấy khi thuyền bị đắm đâu, tất cả cái thuyền nào ở đây cũng chỉ có cần đấy caí phao thôi. Áo phao thì không cần thiết đâu vì có mất khi bị sự cố đâu mà…”.

PV hỏi, vậy có 10 người trên thuyền mà bị đắm thì chỉ có 3 cái phao, vậy 7 người kia làm sao, anh Thanh chỉ cười.

Lượng khách hàng vạn người mỗi ngày nhưng cũng đáng lo ngại nếu công tác an toàn giao thông đường thủy không được đảm bảo.

Lượng phao cứu sinh đã ít dường như chỉ để "làm cảnh", các chủ thuyền lại còn buộc rất chặt vào thuyền vì “sợ mất”. Điều này thật quan ngại cho sự an toàn của du khách nếu chẳng may bất  ngờ gặp sự cố thì để tháo những chiếc phao này sẽ còn kịp?

Chiếc phao cứu sinh dù ít nhưng được buộc chặt vì 'sợ mất" nhưng khó khăn nếu sự cố xảy ra.

Một chủ đò khác cho biết cho biết: "Chúng tôi chỉ cần có phao cứu sinh là được rời bến rồi chứ không bị quy định phải đủ phao, khi gặp sự cố thì cũng chẳng đủ phao đâu, nhiều chủ thuyền vì sợ bị trộm phao nên phải buộc chặt vào thuyền gặp nạn thì sao kịp lấy ra".

Ngoài ra, vấn đề môi trường trong quá trình du chuyển trên suối Yến cũng đáng bàn khi ban tổ chức quy định thuyền nào cũng phải có sọt rác, tuy nhiên theo ghi nhận của PV rất nhiều thuyền không có, du khách vẫn thản nhiên vứt rác ra suối Yến.

"Số lượng phao như trên đều được cho phép"

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử ông Nguyễn Tuấn Anh- Chủ tịch xã Hương Sơn cho biết: "Về vấn đề giao thông đường thủy, năm 2017 đã làm được cái là 1 phương tiện phải đủ 4 yếu tố trong đó có đăng ký biển số, mỗi thuyền phải có tối thiểu có 3-5 phao cứu sinh được cơ sở sản xuất của phường kiểm tra cấp phép".

"Bắt đầu từ hôm qua tức 7 âm lịch đoàn đã tiến hành xử lý các phương tiện vi phạm, sau đó họ đã đến đăng ký hoàn thiện các thủ tục. Đặc biệt không được chở đầy, chở vượt quá đầy. Phương tiện đăng ký là 6-12 người sau đó ban tổ chức cho phép chở 18 người với điều kiện thuyền phải lớn. thuyền phải có tay nghề. Năm nào sở giao thông họ cũng về kiểm tra nên việc này có thể yên tâm", ông Tuấn Anh thông tin thêm.

Những hàng thuyền chở khoảng 2 chục người nối đuôi nhau, có cả trẻ em nhưng không hề có áo phao.

Ông Tuấn Anh cũng cho rằng: "Theo quy định của nhà nước mỗi người phải có 1 phao, đúng ra phải có áo nhưng áp dụng ở đây không phù hợp vì lòng suối hẹp, lượng thuyền nhiều, thường xuyên đi san sát nếu 1 thuyền bị nạn thì các thuyền khác hỗ trỡ. Nếu thuyền có 2 chục khách vứt cho 2 chục cái phao thì kín cả đò.

Các phương tiện thuyền này là nhỏ, độ sâu nước không đến mức cao nên có sự thỏa thuận của các cơ quan chuyên môn cho phép trở số lượng như vậy. Cái này là quy định của ban tổ chức chứ chúng tôi không tự quyết định được".

Những chiếc thuyền nằm đợi khách, bên trên là phao cứu sinh đã cũ, ít và không thấy có sọt rác.

Về vấn đề môi trường trên Suối Yến thì: "Chúng tôi quan tâm đến vấn đề môi trường, xã xây dựng kế hoạch đảm bảo VSMT trước và sau lễ hội, dùng vôi để phun rửa. Bộ phận thu mua rác thải đã có hợp đồng với công ty môi trường. Thường xuyên tuyên truyền cho chủ đò, thuyền nào cũng phải có sọt rác. Khâu xử lý rác, bao năm nay bị ứ đọng rác nhưng cuối năm qua đã khắc phục được".

Như vậy, phía chính quyền xã thông tin rằng các vấn đề về an toàn giao thông đường thủy cùng môi trường đã khắc phục được và nằm trong quy định được phép của ban tổ chức. Nhưng sự khắc phục và tuyên truyền liệu đã tới đâu khi mà các thuyền bè trên suối Yến đều không đáp ứng được các quy định đề ra.

Để có thêm ý kiến khách quan, PV đã liên hệ làm việc với  Ban quan lý khu di tích lễ hội chùa Hương nhiều lần nhưng chưa nhận được phản hồi, đến cơ quan tìm gặp thì được biết các lãnh đạo đều đi vắng do bận công việc lễ hội…

Phải chăng có một hình thức xử lý nặng tay hơn với các chủ thuyền không đáp ứng quy định để dòng suối Yến luôn trong sanh mỗi khi du khách trở về chùa Hương thăm quan lễ hội.

Bạn đang đọc bài viết Áo phao, sọt rác ở đâu khi khách đi thuyền vào chùa Hương?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.