Thứ năm, 25/04/2024 23:32 (GMT+7)

Сâu chuyện 'Hai quốc tịch của đại biểu Quốc hội'

Luật gia Lê Minh -  Thứ hai, 31/08/2020 08:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo quy định của Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, bổ sung năm 2014 thì Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc tịch được hiểu là mối quan hệ pháp lý giữa một cá nhân và một Quốc gia có chủ quyền. Nếu một người có quốc tịch của một quốc gia thì người đó được gọi là công dân của quốc gia đó; Quốc tịch ban cho Quốc gia thẩm quyền pháp lý đối với cá nhân và cho phép cá nhân nhận được sự bảo vệ của Quốc gia mà họ có quốc tịch. Các quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể khác nhau tùy theo mỗi Quốc gia.

Theo quy định của Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, bổ sung năm 2014 thì Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

Cũng theo Luật Quốc tịch Việt Nam thì về nguyên tắc Nhà nước công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ một số trường hợp khác. Như vậy, vẫn có thể trường hợp ngoại lệ, một công dân Việt Nam có thể có hai hay nhiều quốc tịch khác nhau như trường hợp: “Người được Chủ tịch Nước cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam; Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; Trẻ em là con nuôi; Người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam và giữ lại quốc tịch của họ”.

Những ngày qua, câu chuyện Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có 2 quốc tịch đã được rất nhiều quan tâm, người ta không chỉ quan tâm tới số tiền rất lớn được đồn đoán bỏ ra để có được quốc tịch thứ hai của vị ĐBQH này, mà người ta còn đặt ra câu hỏi vị ĐBQH này cần quốc tịch thứ hai để làm gì…. Khoan hãy bàn đến câu chuyện đời tư và tương đối nhạy cảm đó! Vậy với tư cách là một ĐBQH, công dân thì có thể có hai hay nhiều quốc tịch hay không. Theo quy định của luật hiện hành thì vị ĐBQH hoàn toàn có thể có hai hay nhiều quốc tịch theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 nếu thuộc một trong các trường hợp ngoại lệ như đã nêu trên; tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức quốc hội có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 có bổ sung thêm tiêu chuẩn của ĐBQH: “Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Như vậy, trường hợp ĐBQH nào đang mang hai hay nhiều quốc tịch thì buộc phải thôi quốc tịch còn lại hoặc thôi Đại biểu Quốc hội kể từ ngày 01/01/2021.

Câu chuyện ĐBQH hay công dân có hai hay nhiều quốc tịch không còn quá xa lạ, điển hình là năm 2016, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - Cựu ĐBQH của Hà Nội bị phát hiện mang hai quốc tịch: Quốc tịch Việt Nam và Quốc tịch Cộng hòa Malta. Việc có thêm quốc tịch thứ hai của vị ĐBQH này không thuộc các trường hợp ngoại lệ có hai hay nhiều quốc tịch như Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 nên đã bị bác tư cách đại biểu, không được công nhận là đại biểu Quốc hội khoá XIV.

Giờ đây câu chuyện ĐBQH có hai hay nhiều quốc tịch chỉ là câu chuyện trung thực, dựa vào sự thành thật khai báo, mà điều này thì không có chuyện “vạch áo cho người xem lưng”.

Bạn đang đọc bài viết Сâu chuyện 'Hai quốc tịch của đại biểu Quốc hội'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.