Thứ tư, 24/04/2024 17:37 (GMT+7)

Australia cấp phép vaccine Moderna, Tunisia tiêm chủng đại trà

MTĐT -  Thứ hai, 09/08/2021 17:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hôm nay (9/8), Australia vừa cấp phép sử dụng vaccine ngừa Covid-19 Moderna cho chương trình tiêm chủng ở nước này. Còn Tunisia đã tiến hành đại chiến dịch tiêm chủng bất chấp khủng hoảng chính trị.

Trong tuyên bố đưa ra vào chiều nay, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, Cơ quan quản lý hàng hóa trị liệu (TGA) của nước này vừa cấp phép sử dụng tạm thời cho vaccine ngừa Covid-19 của Moderna cho những người từ 18 tuổi trở lên. Trong khi đó, việc sử dụng vaccine này cho những người từ 12 đến 17 tuổi đang được đánh giá và sẽ được thông báo riêng khi có kết quả.

Đây là vaccine ngừa Covid-19 thứ 4 được cấp phép sử dụng tại Australia.

Vaccine Moderna. Ảnh: ABC News.

Theo Cơ quan hàng hóa trị liệu Australia, mọi người cần tiêm đủ 2 mũi vaccine của Moderna để có kết quả tốt nhất và khoảng cách giữa 2 mũi tiên là 28 ngày.

Ông John Skeritt, Giám đốc Cơ quan quản lý hàng hóa trị liệu Australia cho biết, dựa trện số liệu toàn cầu, vaccine Moderna được đánh giá có hiệu quả cao: “Một thông tin rất đáng khích lệ nữa là sau khi tiêm vaccine Moderna 6 tháng, vaccine sẽ vẫn giúp người tiêm giảm được 93% khả năng bị nhiễm bệnh, 98% biến chứng nặng và 100% khả năng tử vong. Và đây là thông tin rất thật tuyệt vời.”

Hiện nay Australia đã đặt mua 25 triệu mũi vaccine của Moderna. Trong đó 10 triệu liều sẽ được giao trong năm nay. Cụ thể là 1 triệu mũi đầu tiên trong tháng 9 và 9 triệu mũi tiếp theo trong các tháng 10, 11 và 12. Trong năm 2022, Moderna sẽ giao nốt 15 triệu mũi còn lại.

Bằng việc cấp phép sử dụng cho vaccine của Moderna, bắt đầu từ tháng tới, Australia sẽ sử dụng 3 vaccine cho chương trình tiêm chủng của nước này bao gồm AstraZeneca, Pfizer và Moderna. Trong khi đó, vaccine của Johnson và Johson tuy đã được cấp phép nhưng chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng của nước này.

Còn hôm qua (8/8), Tunisia đã triển khai chiến dịch tiêm chủng rộng rãi trên toàn quốc nhằm kiềm chế sự lây lan của đại dịch Covid-19 vốn đang gây ra hậu quả nghiêm trọng tại nước này.

Đây là chiến dịch tiêm chủng phòng chống Covid-19 lớn nhất đã được phát động trên toàn lãnh thổ Tunisia kể từ khi nước này bắt đầu chiến dịch tiêm chủng quốc gia từ tháng 3 vừa qua, nhằm hạn chế hậu quả của đại dịch Covid-19.

Chiến dịch do Bộ Y tế Tunisia chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, lực lượng Quân y và một số tổ chức cam kết cung cấp tình nguyện viên để đảm bảo triển khai thành công hoạt động tiêm chủng trên quy mô lớn này.

Được biết, chiến dịch tiêm chủng mới đây dành riêng cho những người trên 40 tuổi đã đăng ký trong hệ thống tiêm chủng Evax của Tunisia, hoặc những người chưa đăng ký nhưng với điều kiện phải xuất trình giấy tờ chứng minh danh tính như thẻ căn cước hay hộ chiếu.

Bộ Y tế Tunisia cho biết, hơn nửa triệu người Tunisia đã được tiêm chủng chỉ trong ngày 8/8. Đồng thời, nước này đặt mục tiêu cung cấp vaccine cho 50% trên tổng dân số khoảng 11,6 triệu người vào giữa tháng 10 tới.

Kế hoạch tiêm chủng rộng rãi được triển khai sau khi Tunisia nhận được hơn sáu triệu liều vaccine từ các nước phương Tây và Arab, cho thấy nỗ lực của nước này trong đối phó với đại dịch, bất chấp khủng hoảng chính trị vẫn tiếp diễn. Trước đó, ngày 25/7, Tổng thống Tunisia, Kais Saied đã áp dụng một loạt các biện pháp khẩn cấp, bao gồm việc cách chức Thủ tướng Hisham al-Mashishi và đóng băng Quốc hội sau khi xảy ra làn sóng biểu tình phản đối Chính phủ do chậm trễ trong triển khai tiêm chủng và thất bại trong ứng phó với đại dịch.

Tunisia đã ghi nhận hơn 610.000 ca nhiễm Covid-19 và là một trong số các quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất trên thế giới với hơn 20.000 trường hợp./.

Theo Việt Nga/VOV-Australia, Tuấn Nguyễn/VOV-Cairo

Bạn đang đọc bài viết Australia cấp phép vaccine Moderna, Tunisia tiêm chủng đại trà. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.