Thứ sáu, 19/04/2024 04:25 (GMT+7)

Australia với năng lượng tái tạo

MTĐT -  Thứ tư, 20/05/2020 14:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sử dụng năng lượng tái tạo là mục tiêu mà nhiều quốc gia hướng đến. Cùng điểm qua những chính sách cũng như dự án về năng lượng tái tạo mà Australia đang thực hiện.

Bảo tàng lắp pin mặt trời trên mái

Bảo tàng Hàng hải quốc gia Australia lắp đặt các tấm pin mặt trời có trọng lượng nhẹ.

Tấm pin eArche trọng lượng 5,5kg khắc phục được những hạn chế về cấu trúc của tòa nhà đồng thời có công suất phát điện tương đương tấm pin mặt trời thông thường nặng tới 20kg.

Với công suất 235kW, hệ thống mới lắp đặt dự kiến giúp bảo tàng tiết kiệm 25% lượng tiêu thụ điện.

Bảo tàng Hàng hải quốc gia Australia lắp đặt hệ thống pin mặt trời.

Trang trại pin và năng lượng mặt trời tích hợp

Trang trại sản xuất năng lượng sạch, tái tạo từ một nguồn tài nguyên thiên nhiên thực sự quan trọng ở phía Tây Bắc Victoria, đó là năng lượng mặt trời. Điểm nổi bật của trang trại này là hệ thống pin 50 megawatt (MW) có thể lưu trữ 100% năng lượng tái tạo và cung cấp trực tiếp vào lưới điện quốc gia.

Đây là loại pin lớn thứ hai do hãng Tesla chi nhánh tại Australia sản xuất, sau pin lithium ion 100 MW được sử dụng ở bang Nam Australia, với khả năng cung cấp điện năng cho 16.000 gia đình.

Theo các chuyên gia, loại pin này là một thiết bị tinh vi, có thể sản xuất và cung cấp điện trong những ngày nhiệt độ cực nóng, được sử dụng để tăng cường điện năng cho mạng lưới khi cần, có thể tích trữ năng lượng và đáp ứng các vấn đề về mạng lưới trong một phần nghìn giây thay vì vài phút. Đây là một bước tiến lớn trên con đường đạt mục tiêu 50% năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Thủ đô Canberra sử dụng 100% điện năng từ năng lượng tái tạo

Thủ đô Canberra của Australia là thành phố thứ tám trên thế giới và là thành phố đầu tiên ngoài châu Âu chuyển đổi sang sử dụng 100% điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo từ ngày 1/1/2020.

Chính quyền thành phố Canberra ước tính việc sử dụng 100% năng lượng tái tạo sẽ giúp cắt giảm 40% lượng khí phát thải, xuống dưới mức của năm 1990 và hiện thực hóa mục tiêu đã được luật hóa là trung hòa khí thải carbon vào năm 2045.

Lắp ráp điện mặt trời tại Canberra. Ảnh: solarhub.net.au

Ngoài việc chuyển đổi sang điện năng tái tạo, chính quyền Canberra cũng xem xét tới việc thay thế các loại xe ô tô công vụ, xe buýt và thậm chí cả xe cứu hỏa sang các dòng xe điện, thân thiện với môi trường.

Australia phê duyệt dự án phát triển năng lượng tái tạo lớn nhất

Cơ quan quản lý môi trường thuộc bang Tây Australia ngày 4/5 thông báo cơ quan này vừa phê duyệt một dự án tích hợp năng lượng gió và mặt trời lớn nhất thế giới, trị giá lên tới 22 tỷ AUD (tương đương 13,2 tỷ USD). Dự án góp phần nhân rộng hơn nữa sự phát triển của năng lượng tái tạo, thay thế cho năng lượng truyền thống, nhằm giảm thiểu khí phát thải và bảo vệ môi trường.

Dự án sẽ đầu tư xây dựng một hệ thống trang trại chứa 1.743 turbine gió (mỗi turbine cao 260m) và các tấm pin năng lượng mặt trời, phủ kín 660.000 ha đất tại khu vực vùng Pilbara của bang Tây Australia.

Theo petrotimes

Bạn đang đọc bài viết Australia với năng lượng tái tạo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Biến xơ mướp thành nguyên liệu thời trang độc đáo
Nảy sinh ý tưởng tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ phí từ cây mướp, vốn rất dồi dào tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Loofaa đã có cách làm sáng tạo biến xơ mướp thành nguyên liệu “xanh” cho những sản phẩm thời trang độc đáo và thân thiện với môi trường.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.