Thứ bảy, 20/04/2024 17:52 (GMT+7)

Bắc Giang: Chuẩn bị long trọng khai mạc Lễ hội Yên Thế năm 2022

Trần Ngọc Sơn -  Thứ ba, 15/03/2022 14:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lễ hội Yên Thế gắn liền với tên tuổi người hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám. Ông tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1858, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Nhân kỷ niệm 138 năm cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 2022), thực hiện chỉ đạo của T.Ư và UBND tỉnh Bắc Giang, chiều ngày 15/3/2022, tại khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế (Bắc Giang),  UBND huyện Yên Thế long trọng tổ chức nghi lễ, khơi dậy lịch sử, niềm tự hào dân tộc cuộc khởi nghĩa Nông dân Yên Thế, trường kỳ kháng chiến chống lại thực dân pháp ròng rã ngót 30 năm (1884-1913). Để bảo đảm an toàn cho công tác phòng, chống dịch Covid - 19, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Huyện Yên Thế không tổ chức phần hội, chỉ tổ chức phần nghi lễ. Theo đó, các nghi lễ (Lễ Tế, Lễ Dâng hương, Lễ Phóng sinh) tổ chức vào chiều 15/3/2022 (dương lịch).

Lễ hội Yên Thế gắn liền với tên tuổi người hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám. Ông tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1858, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ngày 16/3/1884, Hoàng Hoa Thám cùng Thủ lĩnh Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) tổ chức lễ tế cờ phát lệnh khơi nguồn cuộc khởi nghĩa Nông dân Yên Thế tại Đình Hả, thuộc thôn Đình Hả, xã Tân Trung, huyện Tân Yên (Bắc Giang). Sau 08 năm lãnh đạo phong trào khởi nghĩa, năm 1892, Đề Nắm bị sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã làm cho quân pháp nhiều tổn thất nặng nề, giải phóng tự do được một số vùng rộng lớn, phong trào đánh dấu mốc son lịch sử nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Cuộc khởi nghĩa Nông dân Yên Thế viết lên trang sử hào hùng của dân tộc về truyền thống chống giặc ngoại xâm. Đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Đặc biệt là những nét độc đáo về lối đánh chiến tranh du kích; xây dựng lực lượng, căn cứ làng, xã chiến đấu liên hoàn trên một địa bàn rộng khắp.

Để đánh giá đúng tầm vóc lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 548/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với “Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế”. Tiếp đó, năm 2013, Lễ hội Yên Thế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hàng năm, Lễ hội Yên Thế được các cấp tổ chức vào các ngày 15,16,17/3 (dương lịch).     

Một số hình ảnh chuẩn bị diễn ra Lễ khai mạc hội Yên Thế năm 2022:

tm-img-alt
Thị trấn Cầu Gồ với những băng rôn trang hoàng nhiệt liệt chào mừng Lễ hội Yên Thế năm 2022
tm-img-alt
tm-img-alt
Sân trung tâm khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám - Nơi tổ chức nghi Lễ Dâng hương
tm-img-alt
Nơi tổ chức Lễ phóng sinh
tm-img-alt
tm-img-alt
Tường thành Phồn Xương năm xưa ( được phục dựng tái hiện lại) tại khu di tích Hoàng Hoa Thám, thị .trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế
tm-img-alt
Đền thề trong quần thể khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám tại thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế - Nơi thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám thường tổ chức làm lễ trước khi xuất trận.
Bạn đang đọc bài viết Bắc Giang: Chuẩn bị long trọng khai mạc Lễ hội Yên Thế năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chân dung được vẽ bằng lụa vụn.
Dự án "Những bức chân dung từ lụa vụn" đã khởi động, mục tiêu là hỗ trợ các nghệ nhân đằng sau các tác phẩm tranh lụa của Vụn Art.
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất