Thứ bảy, 20/04/2024 11:06 (GMT+7)

Bắc Giang đưa Tài liệu giáo dục địa phương vào giảng dạy tăng thêm tình yêu quê hương

MTĐT -  Thứ bảy, 19/11/2022 10:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bắc Giang đã đưa vào giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương ở các lớp 1, 2, 3, 6, 7 và 10. Chương trình học mang đậm tính đặc trưng vùng đất, con người Bắc Giang với những khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung cho sản lượng lớn.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Bắc Giang đã đưa vào giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương ở các lớp 1, 2, 3, 6, 7 và 10.

Tài liệu giáo dục địa phương có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lý, KT-XH của quê hương.

Nội dung gồm 3 nhóm vấn đề về: Văn hóa, lịch sử truyền thống; địa lý, kinh tế, hướng nghiệp; chính trị- xã hội, môi trường.

Năm học này, lần đầu tiên chương trình THPT đưa Tài liệu địa phương lớp 10 vào giảng dạy. Cuốn sách giới thiệu về các nguồn lực phát triển KT-XH, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự chuyển dịch nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

Trước đây, những thông tin về địa phương, học sinh chỉ được học trong các giờ ngoại khóa, nay đưa vào chương trình chính khóa. Với 35 tiết học/năm học, môn học đã thu hút học sinh bởi sự sinh động, gần gũi, giúp các em có thêm kiến thức về mảnh đất nơi mình đang học tập, sinh sống.

Chương trình học mang đậm tính đặc trưng vùng đất, con người Bắc Giang với những khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung cho sản lượng lớn như: Vải thiều, cam, bưởi (Lục Ngạn), na, nhãn (Lục Nam) gắn với du lịch cộng đồng; các khu công nghiệp thu hút đông lao động nhập cư.

Ngoài ra, các em còn biết đến những thắng cảnh như: Khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà. Nhiều làn điệu dân ca được truyền dạy cho học sinh là: Chèo Đồng Quan (TP Bắc Giang), quan họ bờ Bắc sông Cầu, tuồng Thổ Hà (Việt Yên)...

Có một khó khăn hiện nay là phần lớn cơ sở giáo dục chưa có giáo viên được đào tạo về giáo dục địa phương nên các trường phải bố trí thầy, cô có hiểu biết về từng chủ đề trong cuốn tài liệu cùng tham gia giảng dạy. Trong thời gian tới, ngành Giáo dục chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên tham gia giảng dạy môn học này.

Hằng năm, Sở GD-ĐT Bắc Giang tổ chức rút kinh nghiệm, biên soạn bổ sung tài liệu, điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với tình hình thực tế. Qua đó trang bị cho các em những hiểu biết về nơi mình sinh sống, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước trong từng bài giảng.

Theo Trưởng phòng Giáo dục trung học và Giáo dục thường xuyên (Sở GD-ĐT) cho biết: Để phát huy giá trị bộ tài liệu, trước hết thầy cô trực tiếp giảng dạy phải am hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống nơi công tác. Khi dạy, giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc tích hợp, lồng ghép vào từng tiết, chủ đề, tạo hứng thú cho học sinh. Hiện UBND tỉnh chỉ đạo biên soạn cuốn sách này ở các lớp 4, 8, 11 để trình Bộ GD-ĐT vào tháng 6/2023.

Ở mỗi chủ đề của chương trình học, nhiều nhà trường xây dựng mô hình trực quan để học sinh hiểu sâu về đặc điểm, tình hình quê hương. Như ở nhóm sản phẩm nông nghiệp, một số trường học ở huyện Yên Thế xây dựng vườn chè để thầy và trò chăm sóc, thực hành chế biến trong các giờ ngoại khóa. Mỗi tiết học là sự chia sẻ, tìm tòi kiến thức, nâng cao hiểu biết cho các em về thế giới xung quanh.

Yên Hoà (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Bắc Giang đưa Tài liệu giáo dục địa phương vào giảng dạy tăng thêm tình yêu quê hương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ