Thứ sáu, 19/04/2024 12:47 (GMT+7)

Bắc Giang phát triển đô thị đồng bộ, tầm nhìn dài hạn

MTĐT -  Chủ nhật, 04/09/2022 14:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang và các cấp, ngành trên địa bàn đặc biệt quan tâm phát triển đô thị với những chủ trương, định hướng cụ thể.

Quy mô đô thị nhỏ

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 18 đô thị các loại. Do đặc thù điều kiện tự nhiên và địa hình nên mạng lưới đô thị của tỉnh tập trung phần lớn ở khu vực phía Tây gồm TP Bắc Giang và các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Hệ thống đô thị vùng phía Tây phân bố tương đối đồng đều. Vùng phía Đông có địa hình phức tạp, nhiều nơi bị chia cắt bởi sông, núi, hệ thống giao thông kém phát triển hơn, số lượng đô thị ít.

Bắc Giang, Thành phố Bắc Giang, Phát triển đô thị, Đô thị, Đô thị đồng bộ, tầm nhìn đô thị
Một góc khu đô thị mới phía Nam (TP Bắc Giang) đang được xây dựng. Ảnh: CTV.

Quy mô diện tích các đô thị trên địa bàn tỉnh tương đối nhỏ. Đối chiếu với tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số đô thị của tỉnh chưa bảo đảm tiêu chuẩn về quy mô diện tích để nâng cấp đô thị. Điển hình như việc TP Bắc Giang mới có diện tích tự nhiên 66,5 km2, trong khi yêu cầu diện tích tự nhiên của thành phố thuộc tỉnh từ 150 km2 trở lên...

Trước thực trạng này, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp đẩy mạnh phát triển đô thị. Nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển đô thị được nâng lên.

Không gian đô thị từng bước được mở rộng, dân số tăng, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Hệ thống đô thị phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại hơn; kiến trúc, cảnh quan được cải thiện rõ rệt, ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, hài hòa với thiên nhiên. Việc thu hút đầu tư phát triển đô thị đạt được kết quả tích cực, huy động các nguồn lực xã hội hóa, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của tỉnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Tỷ lệ dân số đô thị tăng nhưng còn thấp so với bình quân toàn quốc; TP Bắc Giang là đô thị tỉnh lỵ với vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh nhưng chỉ đạt tiêu chí đô thị loại II, chưa đáp ứng tiêu chí đô thị loại I (từ 500 nghìn người trở lên). Phát triển đô thị trên địa bàn còn dàn trải, một số khu dân cư có quy mô đầu tư nhỏ lẻ; hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là hệ thống xử lý nước thải tập trung,…

Phát triển đô thị có trọng tâm, trọng điểm

Ngày 17/2/2022, Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh.

Theo Quy hoạch tỉnh đến năm 2025, toàn tỉnh có 17 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II (TP Bắc Giang mở rộng), 2 đô thị loại IV là thị xã (thị xã Việt Yên, thị xã Chũ), 3 đô thị loại IV là thị trấn (thị trấn Thắng, thị trấn Đồi Ngô và thị trấn Vôi) và 11 thị trấn là đô thị loại V gồm 7 đô thị hiện có (Cao Thượng, Nhã Nam, Bố Hạ, Cầu Gồ, Kép, Tây Yên Tử, An Châu) và 4 đô thị thành lập mới (Phương Sơn, Bắc Lý, Biển Động, Phì Điền). Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 32,4%. Mở rộng địa giới hành chính TP Bắc Giang (sáp nhập huyện Yên Dũng với TP Bắc Giang); điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lục Ngạn; thành lập thị xã Việt Yên, thị xã Chũ.

Theo đó, định hướng phát triển đô thị của tỉnh đến năm 2025 gắn với chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính là: Toàn tỉnh có 17 đô thị, trong đó: 1 đô thị loại II (TP Bắc Giang mở rộng), 2 đô thị loại IV là thị xã (thị xã Việt Yên, thị xã Chũ), 3 đô thị loại IV là thị trấn (thị trấn Thắng, thị trấn Đồi Ngô và thị trấn Vôi) và 11 thị trấn là đô thị loại V gồm 7 đô thị hiện có (Cao Thượng, Nhã Nam, Bố Hạ, Cầu Gồ, Kép, Tây Yên Tử, An Châu) và 4 đô thị thành lập mới (Phương Sơn, Bắc Lý, Biển Động, Phì Điền).

Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 32,4%. Mở rộng địa giới hành chính TP Bắc Giang (sáp nhập huyện Yên Dũng với TP Bắc Giang); điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lục Ngạn; thành lập thị xã Việt Yên, thị xã Chũ.

Để thực hiện định hướng đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 233-NQ/TU ngày 25/7/2022 về chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 51-KH/TU ngày 5/4/2022 thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Từ đó yêu cầu các cấp, ngành coi phát triển đô thị là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị. Chú trọng phương pháp quy hoạch, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, có tầm nhìn dài hạn, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển.

Thực hiện các Nghị quyết trên, UBND tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch, đề án, chương trình phát triển đô thị. Qua đó, chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung làm tốt việc khảo sát, đánh giá thực trạng, các tiêu chí, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, tiêu chuẩn đô thị, cơ cấu dân cư, địa hình thổ nhưỡng, phong tục, tập quán, văn hóa tại các vùng, khu vực để xây dựng đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện và phát triển đô thị đúng hướng.

Bắc Giang, Thành phố Bắc Giang, Phát triển đô thị, Đô thị, Đô thị đồng bộ, tầm nhìn đô thị
TP bên sông Thương.

Quan tâm điều chỉnh quy hoạch chung và đánh giá tiêu chuẩn các đô thị để phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính. Có biện pháp thu hút các nguồn lực từ doanh nghiệp, nhân dân và các nguồn khác vào đầu tư xây dựng hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn của đô thị. Quá trình thực hiện tranh thủ ý kiến các cơ quan Trung ương; sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và đồng thuận của nhân dân.

Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về đất đai, đầu tư, xây dựng, quy hoạch cho phù hợp thực tiễn, tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, khuyến khích xã hội hóa công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị; trọng tâm là các lĩnh vực phát triển nhà ở, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, khu đô thị, cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Đôn đốc UBND các huyện, TP lập chương trình, hồ sơ phát triển đô thị, khu vực phát triển đô thị và kế hoạch phát triển đô thị 5 năm, hằng năm phù hợp quy hoạch tỉnh.

Việc lập các chương trình, kế hoạch phát triển đô thị nhằm xác định các dự án trọng tâm, trọng điểm, dự án hạ tầng khung giúp đô thị hình thành phát triển. Cùng đó, dự báo nhu cầu nguồn lực để thực hiện, tránh việc đầu tư dàn trải, bảo đảm trật tự trong tổ chức không gian đô thị, có sự ngăn nắp trong sắp xếp các thiết bị, hệ thống kỹ thuật.

Để thu hút chuyển dịch dân cư lao động từ nông thôn ra thành thị, tạo gia tăng tỷ lệ đô thị hóa, phát triển đô thị phải theo quy hoạch, kế hoạch, lộ trình, có trọng tâm trọng điểm, ưu tiên phát triển ở những khu vực có điều kiện thuận lợi về giao thông, vùng tập trung nhiều dịch vụ thương mại, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn hóa - thể thao, vui chơi giải trí, công nghiệp kỹ thuật cao, logistic như TP Bắc Giang và các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, Lục Nam…

Chú trọng đầu tư phát triển theo chiều sâu; phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo các điểm nhấn, tiến tới xây dựng các đô thị xanh, thông minh.

Kiểm soát chặt chẽ việc phát triển tại khu vực đô thị mở rộng (hiện trạng là đất nông thôn) bảo đảm theo quy hoạch, kế hoạch, hiệu quả. Phát triển đô thị chú trọng vấn đề xây dựng nông thôn mới phù hợp với quá trình đô thị hóa, đô thị tạo hạt nhân cho phát triển nông thôn và nông thôn hỗ trợ cho phát triển đô thị. Trong đó, quan tâm phát triển các đô thị loại V để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết giữa thành thị - nông thôn (dân cư, văn hóa, môi trường, lao động, lương thực,...).

Ngoài ra, để đạt mục tiêu, định hướng về phát triển đô thị cũng cần đẩy mạnh việc đổi mới tư duy, năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ quản lý đô thị các cấp và tư duy, nhận thức của người dân (vốn đang sống ở nông thôn) phù hợp với môi trường sống đô thị, bảo đảm phát triển đô thị theo hướng mở rộng, bền vững, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng KT-XH ngày càng đồng bộ, hiệu quả; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao.

Vương Tuấn Nghĩa, Giám đốc Sở Xây dựng Tỉnh Bắc Giang

Bạn đang đọc bài viết Bắc Giang phát triển đô thị đồng bộ, tầm nhìn dài hạn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Bắc Giang

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?