Thứ bảy, 20/04/2024 13:24 (GMT+7)

Bắc Giang tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều sớm Tân Yên năm 2022

Minh Phan -  Thứ bảy, 21/05/2022 09:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 20/5, UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều sớm.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Đinh Đức Cảnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tân Yên và một số lãnh đạo sở, ngành, địa phương liên quan và doanh nghiệp trên địa bàn. 

tm-img-alt
Các đại biểu chứng kiến lễ ký kết về việc tiêu thụ vải thiều sớm

Năm 2021, sản xuất và tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện Tân Yên chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết và dịch bệnh Covid-19. Mưa lớn vào cuối tháng 4 gây hiện tượng rụng quả nhiều cục bộ tại một số vườn, ảnh hưởng đến sản lượng vải; đồng thời dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp xảy ra khi đó tỉnh Bắc Giang đang là tâm dịch cuả cả nước, gây khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ vải. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm vượt qua khó khăn của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện và sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh, các Sở và các cơ quan đơn vị liên quan, sản xuất vải thiều trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả đặc biệt vải thiều sớm Tân Yên lần đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và một số nước Lào, CampuChia. Với việc thay đổi cách thức tổ chức sản xuất mục tiêu hướng đến sản phẩm sạch, chất lượng và cho thu nhập cao nên giá vải trung bình năm 2021 được bà con nhân dân phấn khởi, sản lượng vải được tiêu thụ nhanh chóng.

tm-img-alt
Các đại biểu thăm vùng vải thiều sớm

Năm 2022: Nhìn chung điều kiện thời tiết từ các tháng cuối năm 2021 đến 5 tháng đầu năm 2022 tương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vải: điều kiện thời tiết rét đậm kéo dài, hanh khô  (tháng 11-12/2021), nền nhiệt trung bình dao động từ 13-18 độ C, ẩm độ trung bình 75%, ít mưa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ngủ nghỉ-phân hóa mầm hoa trên cây vải. Tỷ lệ vải ra hoa đạt trên 90 % tổng diện tích sản xuất vải. Thời điểm cuối tháng 2- đầu tháng 3, điều kiện thời tiết ấm với nền nhiệt độ dao động từ 17-23 độ C, có mưa phùn nhẹ, độ ẩm khoảng 70%, tương đối thuận lợi cho cây vải sinh trưởng phát triển, quá trình nở hoa-đậu quả thuận lợi; Điều kiện thời tiết thời điểm cuối tháng 4 đầu tháng 5 có mưa giông, xen kẽ nắng, nền nhiệt trung bình dao động từ 23-29 độ C, ẩm độ trung bình 80%, thuận lợi cho quá trình phát triển quả vải giai đoạn kéo cùi- chín đỏ vai.

tm-img-alt
Tổng diện tích sản xuất vải năm 2022 là 1.340 ha, sản lượng đạt khoảng 16.500 tấn, trong đó vải sớm là 1.170 ha, sản lượng đạt 14.500 tấn, vải muộn là 2.000 tấn.

Ngay sau khi thu hoạch vụ vải năm 2021, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo thực hiện: Chỉ đạo, hướng dẫn người dân tập trung chăm sóc vải sau thu hoạch; khảo sát, lựa chọn vùng sản xuất xây dựng, mở rộng vùng sản xuất vải xuất khẩu, tiếp tục duy trì vùng sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobGAP; chỉ đạo, đôn đốc khắc phục các tồn tại đối với mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói quả vải tươi xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2022; thành lập Tổ công tác chỉ đạo sản xuất vải đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu năm 2022.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động phối hợp với Chi cục Trồng trọt&BVTV của tỉnh, UBND các xã trên địa bàn huyện kiểm tra thăm vườn, chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân biện pháp kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, dọn vườn, kỹ thuật xử lý lộc đông, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, ..... Quản lý giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định đối với các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói vải xuất khẩu trên địa bàn. Chỉ đạo UBND xã duy trì và mở rộng vùng sản xuất vải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc, ... Tổ chức 35 lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, ghi chép nhật ký cho các hộ dân sản xuất vải trên địa bàn các xã trồng vải tập trung với hơn 2.000 người.

Tổng diện tích sản xuất vải năm 2022 là 1.340 ha, sản lượng đạt khoảng 16.500 tấn, trong đó vải sớm là 1.170 ha, sản lượng đạt 14.500 tấn, vải muộn là 2.000 tấn. Diện tích vải sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên 880 ha, trong đó diện tích vải đạt tiêu chuẩn sản xuất VietGAP, GlobalGAP là 350 ha. Dự kiến thời gian bắt đầu thu hoạch trà vải sớm từ ngày 25/5, thời gian thu hoạch tập trung từ 01/6 đến ngày 10/6/2022.

tm-img-alt
Tích cực quảng bá thương hiệu “Vải thiều sớm Tân Yên” đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước

Những năm qua, UBND huyện Tân Yên đã chủ động phối hợp với Sở NN&PTNT và các đơn vị liên quan nắm tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ vải trong và ngoài nước: Tổ chức hội nghị mời  doanh nghiệp vào địa bàn để ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đã có các doanh nghiệp vào địa bàn tiêu thụ vải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU: Công ty Việt Pháp ký hợp đồng tiêu thụ vải đi thị trường Châu Âu với giá 35.000 đồng/kg, sản lượng 40 tấn, Công ty Fusa ký hợp đồng xuất khẩu đi thị trường EU với giá 35.000 đồng/kg, sản lượng 10 tấn; Trung tâm Ứng dụng KHKT ký hợp đồng với giá 30.000 đồng/kg, sản lượng 150 tấn, Công ty Toàn Cầu, Công ty Amei, .... ngoài ra còn một số doanh nghiệp khác,  HTX sản xuất và tiêu thụ vải sớm Phúc Hòa, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, CamPuChia, Nga, một số siêu thị trong nước thông qua các tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước.

Để giữ vững thương hiệu vùng vải sạch, an toàn, thời gian tới, UBND huyện tập trung chỉ đạo sản xuất, giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu bệnh hại trên quả vải, kiểm soát việc lấy mẫu, đảm bảo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm quả vải từ nay đến cuối vụ trong đó chú trọng các vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, các vùng vải xuất khẩu: Nhật, EU, Mỹ, Trung Quốc, ...

Giám sát chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, liên kết ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; Quản lý chặt chẽ các vấn đề về nhãn mác, bao bì sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Huy động các tổ chức hội Nông dân, Hội phụ nữ hướng dẫn người dân bán hàng qua mạng. Tăng cường tiêu thụ vải trong nước thông qua các chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố.

Khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hình thức HTX, tổ, nhóm sản xuất để phát huy hiệu quả giữa các vùng vải.

Tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với các loại vật tư đầu vào trong quy trình sản xuất vải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn xuất khẩu khác. Làm tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo, phát hiện để khuyến cáo người sản xuất các biện pháp kỹ thuật trong phòng trừ sâu bệnh kịp thời và hiệu quả.

Chỉ đạo đảm bảo an toàn giao thông trong vụ vải, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, các doanh nghiệp đến thu mua sản phẩm vải. Chỉ đạo UBND xã Phúc Hòa bố trí các điểm tập kết xe, địa điểm quay đầu xe không gây ách tắc trong quá trình giao thông.

Tăng cường tuyên truyền, quảng bá thương hiệu “Vải thiều sớm Tân Yên” đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước, góp phần mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản xuất cho người trồng vải trên địa bàn huyện Tân Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

Bạn đang đọc bài viết Bắc Giang tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều sớm Tân Yên năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ