Thứ tư, 24/04/2024 08:10 (GMT+7)

Bắc Ninh ưu tiên phát triển nông nghiệp thân thiện với môi trường

MTĐT -  Thứ tư, 16/11/2022 16:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tỉnh Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2050, hình thành nền nông nghiệp tiên tiến, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, thân thiện với môi trường

Hiện Bắc Ninh có 35 vùng sản xuất trồng trọt, 9 vùng chăn nuôi lợn, gia cầm, 23 vùng nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao; có 148 trang trại vườn, ao, chuồng ứng dụng công nghệ cao, chiếm 60% tổng số trang trại toàn tỉnh. Ngành nông nghiệp xây dựng và hình thành được 8 vùng sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Phát triển được 72 cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tổng diện tích 161 ha, trong đó có 29 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích trên 154ha, 47 cơ sở sản xuất rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng, nhà kính với tổng diện tích gần 30ha, cho thu nhập hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng/năm. Hình thành 7 vùng sản xuất lúa an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 150 ha; 14 vùng sản xuất rau đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP/Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tổng diện tích 91,2 ha... Công nghệ 4.0 được một số cơ sở đầu tư áp dụng vào sản xuất như: Sử dụng thiết bị bay không người lái trong phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa, khoai tây; lắp đặt hệ thống cảm biến điều khiển chế độ dinh dưỡng, tưới nước tự động từ xa cho rau, hoa qua điện thoại thông minh..

tm-img-alt
Tỉnh Bắc Ninh ưu tiên mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ. Ảnh minh họa

Tỉnh Bắc Ninh đang đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại, tăng cường kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch, an toàn. Hình thành chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh qua đa dạng các kênh tiêu thụ. Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là một số ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại như giết mổ, chế biến, bảo quản nông sản, ... nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, thích ứng với quá trình hội nhập.

Theo Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngành Nông nghiệp tỉnh đặt mục tiêu: Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại bảo đảm năng suất, chất lượng, thân thiện với môi trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Phấn đấu đến năm 2050, hình thành nền nông nghiệp tiên tiến, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, thân thiện với môi trường; người dân nông thôn có mức sống ngang với các đô thị văn minh, góp phần chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn. Để thực hiện mục tiêu, ngành Nông nghiệp đã và đang vận dụng linh hoạt, đồng bộ các giải pháp thông minh vào sản xuất, bằng việc hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.

Để thúc đẩy hình thành, phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, cần có cơ chế trong việc phát triển nông nghiệp và hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Tỉnh tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp và mở rộng hình thức cho vay tín chấp để tập trung chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao; ưu tiên mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ để tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác; tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia Chương trình OCOP; đặc biệt, thông qua các chương trình khuyến công, khuyến nông hỗ trợ máy móc, trang thiết bị cho các cơ sở sản xuất phát triển ngành nghề chế biến, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm; áp dụng các giải pháp công nghệ để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm; hỗ trợ xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP. Từ đó, đưa các sản phẩm vào các kênh phân phối hiện đại, các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các sàn giao dịch thương mại điện tử; kiểm soát chặt chẽ chất lượng các loại giống cây trồng, vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn; ngăn chặn hàng giả, kém chất lượng để góp phần đảm bảo thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch phát triển bền vững.

Thanh Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Bắc Ninh ưu tiên phát triển nông nghiệp thân thiện với môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bảo tồn chim hoang dã: Cần một giải pháp hiệu quả và bền vững
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế quảng cáo và mua bán” nhằm hỗ trợ các nỗ lực thực thi Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã

Tin mới