Thứ năm, 25/04/2024 22:02 (GMT+7)

Bác phương án chống ngập chân cầu Sài Gòn của tập đoàn Quang Trung

MTĐT -  Thứ hai, 12/08/2019 10:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Do chưa có phương án cụ thể, TP.HCM quyết định không thực hiện phương án giải quyết ngập tại khu vực chân cầu Sài Gòn do tập đoàn Quang Trung đề xuất.

UBND TP.HCM vừa có văn bản quyết định không thực hiện phương án giải quyết ngập tại khu vực chân cầu Sài Gòn do tập đoàn Quang Trung đề xuất. UBND TP.HCM cho biết lý do của quyết định trên là tập đoàn này chưa xây dựng phương án cụ thể và cần nghiên cứu, khảo sát thêm.

Nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng ngập tại khu vực chân cầu Sài Gòn, UBND TP cũng yêu cầu Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật phối hợp UBND quận Bình Thạnh theo dõi, hoàn thiện các giải pháp chống ngập trước đó.

"Siêu máy bơm" 1.000 tỷ của tập đoàn Quang Trung trên đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Bên cạnh đó, Sở Giao thông Vận tải cần đẩy nhanh tiến độ dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh, áp dụng các biện pháp chống ngập trong quá trình thi công và báo cáo lại UBND TP hiệu quả chống ngập sau khi hoàn thiện.

Trước đó, tập đoàn Quang Trung đã đề xuất với UBND TP.HCM về việc chống ngập cho đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh dưới chân cầu Sài Gòn. Đoạn đường thường xuyên xảy ra ngập do mưa lớn nhưng nằm ngoài khu vực hoạt động của "siêu máy bơm" của đơn vị này.

Theo Zing.vn

Bạn đang đọc bài viết Bác phương án chống ngập chân cầu Sài Gòn của tập đoàn Quang Trung. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.