Thứ sáu, 19/04/2024 17:14 (GMT+7)

Bài 2: Lịch sử cờ Tướng

MTĐT -  Thứ bảy, 10/08/2019 10:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khi nói về nguồn gốc của môn cờ Tướng, người ta vẫn không khỏi tranh luận về xuất sứ, người phát minh và đâu là ông tổ thực sự của môn cờ Tướng.

Bài 2: Lịch sử cờ Tướng

Rât nhiều người đã đam mê và yêu thích môn cờ Tướng bởi sức hấp dẫn và tính trí tuệ mà trò chơi mang lại. Tuy nhiên, khi nói về nguồn gốc của môn cờ Tướng này, người ta vẫn không khỏi tranh luận về xuất sứ, người phát minh và đâu là ông tổ thực sự của môn cờ Tướng.

Những giả thuyết lịch sử về môn cờ Tướng

Hiện nay có 2 giả thuyết chính về nguồn gốc cờ tướng :

  1. Cờ tướng do cờ Lục bác phát triển mà thành. Cờ Lục bác du nhập vào Ấn độ, phát triển thành Saturanga. Saturanga sao đó lại du nhập ngược vào Trung quốc, kết hợp với cờ tướng đang có để trở thành cờ tướng ngày nay.
  2. Cờ tướng là do Saturanga, một phát minh của người Ấn độ, du nhập vào Trung quốc phát triển mà thành, không liên quan gì đến cờ Lục bác.

(Ảnh minh họa)

 Giả thuyết 1 được sự ủng hộ chủ yếu là từ các trang web của Trung quốc trong đó có wikipedia (tiếng Trung).Theo giả thuyết này thì cờ tướng đã có ở Trung quốc rất lâu trước khi người Ấn có Saturanga. Trong các tác phẩm từ thời Chiến quốc như “ Thuyết Uyển” và “Chiêu hồn-Sở từ” đã có nhắc đến cờ tướng (mà người Trung quốc vẫn gọi là Tượng kỳ). Giả thuyết 2 được các học giả phương Tây và cả trang wikipedia (tiếng Việt) ủng hộ. Để làm rõ giả thuyết nào đáng tin hơn, hãy xem cách đi cờ Saturanga :

-Tốt : mỗi lần di chuyển chỉ tấn 1 ô về phía trước, đi thẳng nhưng ăn chéo như cờ vua. Chỉ luôn luôn tấn 1 ô, không bao giờ nhảy 2 ô, vì vậy không có việc ăn tốt qua đường, cũng không có chuyện phong cấp.

- Vua, Xe và Mã có cách di chuyển hoàn toàn giống như cờ vua (mã không bị cản)

- Sĩ : Mỗi lần có 4 vị trí để di chuyển , đi tới ô chéo góc liền kề (giống như cờ tướng)

- Tượng : Đi giống như sĩ nhưng dài gấp đôi (giống như cờ tướng nhưng không bị cản)

Rõ ràng cờ Saturanga có một số điểm giống cờ vua và một số điểm giống cờ tướng. Điều này cũng dễ hiểu vì chính bàn cờ Saturanga khi du nhập sang phương Tây thì trở thành cờ vua, còn du nhập vào Trung quốc thì trở thành cờ tướng. 

Sự cải tiến của người Trung Quốc đối với cờ Tướng

Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng, bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.

Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau:

    Họ không dùng "ô", không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng "đường" để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.

    Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra "hà", tức là sông. Khi "hà" xuất hiện trên bàn cờ, 18 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới 1 phần 3.

    Đã là quốc gia thì phải có cung cấm (宮) và không thể đi khắp bàn cờ như kiểu trò chơi Saturanga được. Thế là "Cửu cung" đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.

    Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán.

    Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung Quốc./.

Bạn đang đọc bài viết Bài 2: Lịch sử cờ Tướng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước