Thứ sáu, 29/03/2024 15:56 (GMT+7)

Bài học quản lý tài nguyên nước ở Bình Thuận

MTĐT -  Thứ tư, 29/08/2018 09:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đó là nội dung được chuyên gia tài nguyên nước báo cáo tại Hội thảo kết nối mạng lưới thuộc dự án Quản lý tổng hợp nguồn nước và phát triển đô thị liên quan BĐKH tại Bình Thuận.

Tại đây, chuyên gia tài nguyên nước, đơn vị tư vấn gói thầu “Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực thể chế và kỹ thuật về Quản lý tài nguyên nước và BĐKH tại Bình Thuận” đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN), lưu vực sông trong nước và quốc tế bài học với Bình Thuận.
Trên hành tinh chúng ta nước tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó, nước ngọt chỉ có 2,5%, trong nước ngọt, dạng rắn chiếm 69,4%, dạng lỏng 30,6%, trong nước lỏng nước ngầm chiếm 98,3%. BĐKH làm giảm lượng mưa và dòng chảy, gia tăng lũ lụt hoặc gia tăng các sự kiện thời tiết cực đoan. Do vậy, QLTHTNN là một quá trình thúc đẩy sự phát triển, phối hợp và quản lý TNN, tài nguyên đất và các tài nguyên liên quan.Tối đa hóa hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội trong một phương thức công bằng, không làm ảnh hưởng đến tính bền vững của các hệ sinh thái quan trọng. QLTHTNN rất cần thiết cho quản lý các lưu vực sông (LVS)  trong quốc gia cũng như với lưu vực quốc tế.

Quang cảnh Hội thảo

Theo T.S Nguyễn Đình Ninh - chuyên gia tài nguyên nước chia sẻ, tại Canada, năm 2002 thành lập 33 tổ chức LVS để QLTHTNN, như một cơ quan tư vấn trung lập, tổ chức QLTHTNN  phát triển bền vững. Với chức năng huy động các bên phối hợp các hành động thích hợp tác động đến tài nguyên nước và các hệ sinh thái, bảo đảm sự tham gia của cộng đồng và nhiệm vụ xây dựng và cập nhật quy hoạch tổng thể nguồn nước, ký hợp đồng với các bên liên quan đến nguồn nước và giám sát thực thi, thông báo cho các bên, cộng đồng về vấn đề của lưu vực. Đồng thời, chuyên gia cũng chia sẻ kinh nghiệm  sáng kiến “bảo đảm một dòng sông Trường Giang khỏe mạnh, nâng cao sự hài hòa giữa con người và dòng sông” hay tại Australia thiết lập Ủy ban lưu vực Murray-Darling là tổ chức tư vấn về quản lý phối hợp các tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực. Theo đó, Australia đã thiết lập dịch vụ thông tin về các quyền liên quan đến nước, dịch vụ này tạo điều kiện thuận lợi trong việc thương mại hóa nước trên toàn lưu vực  Murray-Darling với các hoạt động đo đạt và giám sát TNN trong lưu vực, thu thập thông tin, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý các tài nguyên trong lưu vực cũng như các nguy cơ đối với tài nguyên nước trong lưu vực…
Tài nguyên nước ở Bình Thuận không quá dồi dào cũng không quá khan hiếm. Trong đó, tổng lượng nước sinh ra từ mưa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận khoảng 6,4 tỷ m3  (lượng nước sinh ra trong nội tỉnh là 3,6 tỷ m3 và từ lưu vực ngoài tỉnh là 2,8 tỷ m3). Bình Thuận có 89 sông gồm 24 sông liên tỉnh và 65 sông nội tỉnh. TNN của Bình Thuận chủ yếu dựa vào nước mặt của 7 LVS chính là sông Lũy, sông Lòng Sông, sông Quao, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà. Trong đó lượng nước tập trung nhiều ở 2 LVS là sông Lũy và sông La Ngà. 
Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng trên 260 công trình thủy lợi. Tổng dung tích trữ nước 213,5 triệu m3, năng lực tưới trên 84.000 ha gieo trồng. Có một số hồ chứa vừa phục vụ cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt như: hồ Lòng Sông, hồ Đá Bạc, hồ Cà Giây, hồ Bàu Trắng, hồ Sông Quao. Ngoài ra, một số công trình thủy điện chuyển nước từ lưu vực sông Đồng Nai sang phục vụ phát điện,  đồng thời phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở hạ lưu như thủy điện Hàm Thuận, Đa Mi; thủy điện Đại Ninh. Hiện nay, Bình Thuận gặp các thách thức thiếu nước về mùa khô, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp, dòng chảy môi trường chưa được quan tâm đầy đủ đe dọa sinh thái các dòng sông, tình trạng ô nhiễm nguồn nước lãng phí trong sản xuất, đời sống và thể chế tổ chức quản lý TNN còn bất cập.
Theo đó, chuyên gia TNN đưa ra bài học với Bình Thuận về cấp nước, bổ sung thêm các hồ chứa nước để có thêm nguồn nước trong mùa khô, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tuyến kênh nối mạng, nâng cấp các hồ chứa và các bàu chứa nước, kiên cố hóa kênh mương, làm đường ống nơi có điều kiện và ứng dụng công nghệ tưới hiện đại tiết kiệm nước. Về tiêu nước, thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng hạn chế ảnh hưởng úng ngập, khai thông dòng chảy, tiêu thoát nước và các giải pháp chống sạt lở, xử lý ô nhiễm nước.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. BĐKH đối với TNN sẽ hạn chế những mặt có lợi và tăng cường độ đối với tác hại của TNN, Việt Nam đã rất nỗ lực ứng phó với BĐKH. Với những bài học kinh nghiệm trên nhằm mục tiêu cùng nhau xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng nhằm phát triển hiệu quả và bền vững TNN.
Bạn đang đọc bài viết Bài học quản lý tài nguyên nước ở Bình Thuận. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.