Thứ bảy, 20/04/2024 01:03 (GMT+7)

Bài toán phát triển bền vững cho đồng bằng Sông Cửu Long

MTĐT -  Thứ hai, 15/03/2021 20:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 13/3 vừa qua, trong Hội nghị lần thứ ba về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH Chủ tịch UBND Cà Mau ông Lê Quân nhấn mạnh quan điểm “giữ đất, giữ nước, giữ người” của Thủ tướng Chính phủ

Ảnh minh họa. Nguồn: Tư liệu

Ba vấn đề ba thách thức

ĐBSCL được biết đến là mảnh đất màu mỡ, vượng lúa của nước ta, nhưng những năm gần đây chịu ảnh hưởng,  tác động bởi BĐKH các tỉnh ĐBSCL gặp phải ba vấn đề đe dọa đến sản lượng và năng suất sản xuất lúa nói riêng, năng suất xuất nhập khẩu lúa gạo nói chung. 

Theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ba vấn đề cần được chú trọng là giữ đất (phòng chống sạt lở, không để mất đất ven sông, ven biển), giữ nước (quản lý có hiệu quả nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân), giữ người (bảo vệ tính mạng, sự sống và phát triển của con người, hạn chế tình trạng di dân, dịch chuyển lao động đi nơi khác). 

Trao đổi tại Hội nghị chủ tịch UBND Cà Mau khẳng định: "Ba vấn đề được Nghị quyết 120 nhấn mạnh, cũng là ba thách thức rất lớn đối với Cà Mau trong quá trình phát triển: giữ đất, giữ nước, giữ người. Đây là ba vấn đề rất lớn và quan trọng cả nghĩa đen và nghĩa bóng".

Những năm gần đây tình hình thời tiết, khí hậu cực đoan do biến đổi khí hậu ở Việt Nam ngày càng rõ rệt kéo theo quả rất nặng nề đe dọa đến cuộc sống của con người.

Đối với giữ đất, tình trạng sạt lở không theo mùa mà diễn ra quanh năm, kể cả mùa khô khiến đất dễ lún, sụp, cộng với mực nước dâng cao gây thiệt hại cả về người và của. Các biện pháp được đưa ra để cải thiện ban đầu chỉ là phòng, chống sạt lở đất.  Không những vậy giữ rừng là vấn đề Cà Mau cần phải chú trọng bởi diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng cùng lượng phù sa giảm mạnh.  

Cà Mau là tỉnh giáp biển nên tình trạng thiếu nước ngọt hay bị xâm nhập mặn - điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt là việc đảm bảo, tiết kiệm lưu lượng nước ngọt vào mùa khô nhằm đảm bảo có đủ nước ngọt cũng như giải quyết lượng nước ngọt dư thừa, hạn chế tình trạng ngập, úng vào mùa mưa. 

“Đất lành, chim đậu” cũng là câu nói thể hiện được vấn đề giữ người của Cà Mau.  Trước tình hình biến đổi khí hậu Cà Mau tuy có tổng số dân khoảng 1,2 triệu người nhưng trong đó có 600.000 người thuộc lực lượng lao động nhưng có tới khoảng 200.000 người lựa chọn di cư để tìm kiếm địa phương khác làm việc, điều đó đã gây nên tình trạng thiếu hụt lực lượng phục vụ công tác, phát triển của tỉnh.

Đặc biệt,  việc đảm bảo sự an toàn cho bà con, khi nhiều hộ gia đình đang nằm trong tình trạng bị đe dọa tới sức khỏe, tính mạng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng là bài toán dành cho Cà Mau.

Ba vấn đề giữ đất, giữ nước, giữ người không phải của riêng Cà Mau mà còn là vấn đề của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cũng là quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết 120 NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.

Nỗ lực vươn mình của ĐBSCL

Hình ảnh về vượng lúa ĐBSCL đang dần bị thay đổi tất cả. Theo ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang, từ năm 2010 các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan với tình trạng sụt lún, sạt lở đất, xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước ngọt canh tác… đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới toàn vùng.

Để giải quyết vấn đề trên không thể chỉ có sự nỗ lực của Cà Mau, Kiên Giang mà là 13 tỉnh thuộc ĐBSCL cùng với đó là sự vào cuộc của Chính phủ, chính quyền các cấp cũng như doanh nghiệp và người dân, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã từng bước thực hiện các phương án một cách có chiến lược, đem lại nhiều kết quả.

Và điểm kết nối tất cả là Nghị quyết 120, sự ra đời kịp thời, đúng lúc, đúng thời điểm.  Từ đây các đề án, chương trình, quy hoạch đều được lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhiều dự án trọng điểm cũng đã khởi công, hứa hẹn đóng góp quan trọng vào công cuộc giữ đất, giữ nước và giữ người. Không còn các hoạt động còn mang tính đơn lẻ, cục bộ thiếu liên kết dẫn đến kết quả không cao.

Cùng với đó Chủ tịch UBND Cà Mau kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các địa phương như tỉnh Cà Mau.

Để đạt được mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 120 không phải trong thời gian ngắn, một vài bộ phận liên quan mà cần tất cả chung tay từ Chính phủ đến người dân. Biến đổi khí hậu không chỉ vấn đề của Cà Mau, ĐBSCL hay Việt Nam mà của toàn thế giới.

Hoàng Thoa (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Bài toán phát triển bền vững cho đồng bằng Sông Cửu Long. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...