Thứ sáu, 19/04/2024 20:40 (GMT+7)

Bàn giải pháp triển khai Đề án Bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030

MTĐT -  Thứ năm, 24/11/2022 11:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 23/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị bàn giải pháp triển khai đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030.

Hội nghị bàn giải pháp triển khai Đề án Bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030.

Tham dự hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Công an. Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các đại diện của Tổng cục Thủy sản, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các Viện Nghiên cứu trực thuộc Bộ…

Về phía các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có lãnh đạo UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến nông, Hội Nông dân, Hội Nghề cá, Hội Phụ nữ; các doanh nghiệp khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản... Đặc biệt tới tham dự hội nghị lần này còn có sự góp mặt của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ như: GIZ, UNDP, USAID, JICA, WWF, IUCN, IDH, Greenhub, MRC, MCD, Innovation Norway, Expertise France....

tm-img-alt
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: TTXVN

Tại Hội nghị, đại diện ngành nông nghiệp các tỉnh, thành, các tổ chức, doanh nghiệp,...cùng đưa ra các giải pháp giúp gia tăng gia trị trong hoạt động thủy sản, đồng thời giảm thiểu tác động ảnh hưởng của ngành nuôi trồng, đánh bắt đến môi trường.

Cụ thể là nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quan điểm coi “môi trường là điều kiện, nền tảng, là yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế, xã hội bền vững” theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Từng bước thay đổi nhận thức, tư duy của các cấp, các ngành trong hoạch định chính sách phát triển.

Nâng cao nhận thức, hiểu biết về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất/kinh doanh thủy sản thực hiện các tiêu chuẩn, cam kết tự nguyện về môi trường; ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội về môi trường của các doanh nghiệp sản xuất thủy sản, cộng đồng ngư dân; Truyền thông về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thủy sản nói riêng, bảo vệ môi trường nói chung tới các bên có liên quan, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng ngư dân, người nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản và cộng đồng dân cư tham gia hoạt động thủy sản.

Phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ trong hoạt động thủy sản, trong xử lý chất thải từ các hoạt động thủy sản. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các hoạt động thủy sản theo hướng công nghệ tiên tiến hiện đại, thân thiện với môi trường giảm thiểu chất thải theo kinh tế tuần hoàn; Xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong xử lý chất thải từ các hoạt động thủy sản.

Xã hội hóa, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức đánh giá sự phù hợp lĩnh vực môi trường; Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường thủy sản được kết nối liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thủy sản; cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên, kịp thời. Từng bước chuyển đổi số cơ sở dữ liệu môi trường thủy sản; Ứng dụng công nghệ 4.0, công nghệ thông tin, viễn thám, AI, truy xuất nguồn gốc... trong theo dõi, kiểm tra giám sát quy trình sản xuất, kinh doanh, xử lý môi trường.

Đầu tư xây dựng hạ tầng để đảm bảo việc xử lý, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải; mạng lưới quan trắc môi trường thủy sản; Đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm, hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, làng nghề chế biến thủy sản... đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; Phát triển mạng lưới quan trắc môi trường thủy sản từ Trung ương tới địa phương một cách đồng bộ; xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc môi trường thủy sản (nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản, cơ sở hạ tầng thủy sản) một cách hiệu quả. Đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng bộ cho các khu bảo tồn biển nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững.

Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng đầu tư, duy trì phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản; huy động, xã hội hóa nguồn lực trong bảo vệ môi trường thủy sản; Xây dựng chính sách quy định pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản; Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái thủy sản tạo nguồn tài chính bền vững cho hoạt động bảo vệ, duy trì, phát triển hệ sinh thái thủy sản; cơ chế, chính sách, ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản thân thiện với môi trường;

Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ môi trường trong tái chế, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực thủy sản; Phát huy vai trò của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; khuyến khích, hỗ trợ hình thành Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cộng đồng nhằm tạo nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản; Khuyến khích, hỗ trợ hình thành đối tác công tư (PPP) trong bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản; Đồng thời tiến hành nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế Trách nhiệm mở rộng tự nguyện của các doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường thủy sản; Nghiên cứu, xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong sản xuất thủy sản.

Tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thủy sản; Rà soát, khắc phục chồng chéo, bất cập về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường giữa các bộ, ngành; thực hiện phân cấp giữa Trung ương và địa phương đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Triển khai các quy định về bảo vệ môi trường theo cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; Thực hiện kiểm tra, giám sát trách nhiệm quản lý địa phương đối với công tác bảo vệ môi trường; Tăng cường giám sát cộng đồng đối với bảo vệ môi trường thủy sản; minh bạch hóa thông tin về môi trường, bảo vệ môi trường thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.

Hợp tác chặt chẽ với các quốc gia láng giềng, các quốc gia trong khu vực ASEAN về các vấn đề môi trường xuyên biên giới: nguồn lợi thủy sản, rác thải nhựa đại dương, loài nguy cấp, quý hiếm, ô nhiễm môi trường biển...; Tăng cường hợp tác đa phương: thúc đẩy thực thi các cam kết về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thu hút các dự án hỗ trợ kỹ thuật. Thực thi các quy định, cam kết về môi trường trong các hiệp định thương mại tự do (đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới) đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành Thủy sản Việt Nam.

Ngọc Anh

Bạn đang đọc bài viết Bàn giải pháp triển khai Đề án Bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...