Thứ tư, 24/04/2024 15:40 (GMT+7)

Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp chú trọng bảo vệ môi trường

MTĐT -  Thứ hai, 01/08/2022 08:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thời gian qua, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp đã tập trung tuyên truyền, giám sát, kiểm tra các đơn vị, cá nhân chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thu gom và xử lý chất thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

tm-img-alt
Đoàn giám sát của tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện công tác BVMT tại khu xử lý rác tại Công ty CP Môi trường Nghi Sơn.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, tỉnh Thanh Hóa có 1 KKT và 8 KCN. Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BVMT đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Ban Quản lý KKTNS&CKCN đã triển khai, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công nhân viên và yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư trong KKTNS&CKCN quán triệt đến toàn thể cán bộ, công nhân viên trong đơn vị. Định kỳ, đột xuất ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định khác có liên quan, nhất là trong trường hợp có văn bản quy phạm pháp luật mới do cấp có thẩm quyền ban hành. Định kỳ 1 năm 1 lần tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BVMT cho đại diện các doanh nghiệp trong KKTNS&CKCN; đồng thời, ký cam kết về BVMT đối với các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức hoạt động tuyên truyền về phân loại rác thải tại nguồn tới chính quyền và Nhân dân trong KKTNS. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố có liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trong KKTNS&CKCN. Phối hợp với các sở, ban, ngành chuyên môn để tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn, văn bản quy phạm pháp luật về BVMT. Triển khai các văn bản liên quan đến thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt...

Nhìn chung, hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn KKTNS&CKCN cơ bản đáp ứng theo yêu cầu, có các hồ sơ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận, thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo nội dung được phê duyệt, xác nhận, có các công trình xử lý môi trường, không để xảy ra sự cố môi trường. Rác thải sinh hoạt tại 12 xã và 3 khu tái định cư được các tổ thu gom và vận chuyển đến điểm tập kết để vận chuyển đến Nhà máy xử lý chất thải rắn Trường Lâm bằng công nghệ đốt. 2 đơn vị được cấp đầu tư về xử lý chất thải đều đã đi vào hoạt động, các công trình BVMT của dự án cơ bản đã hoàn thiện theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Hoạt động thu gom xử lý chất thải được triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án chưa nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ quy định của pháp luật về BVMT, như việc thu gom, phân loại, lưu chứa chất thải rắn, chất thải nguy hại chưa đúng quy định, thiếu báo cáo công tác BVMT định kỳ...

Đồng chí Trần Chí Thanh, Phó trưởng Ban Quản lý KKTNS&CKCN, cho biết: Để công tác BVMT được triển khai đạt hiệu quả, trong thời gian tới, Ban Quản lý KKTNS&CKCN sẽ tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về BVMT; đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và ký kết quy chế phối hợp về công tác BVMT trong lĩnh vực thu gom và xử lý chất thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật của cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, đơn vị trên địa bàn KKTNS&CKCN. Vận động các đơn vị thu gom, các hộ gia đình thực hiện phân loại rác thải tại nguồn để giảm lượng rác xử lý, chôn lấp, tăng lượng rác thải tái chế, tái sử dụng hạn chế các hệ lụy về môi trường và lãng phí tài nguyên, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Tiếp tục đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện nghiêm việc chấp hành quy định về BVMT trong quá trình triển khai, thực hiện các dự án đầu tư.

Thực hiện theo yêu cầu về BVMT trong giai đoạn hiện nay, việc ưu tiên hàng đầu của các dự án là phải đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật về BVMT để giảm thiểu các nguồn thải và kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải bằng các giải pháp công nghệ và giải pháp kỹ thuật. Vì vậy, Ban Quản lý KKTNS&CKCN kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đối với các KCN đã đi vào hoạt động nhưng không có nhà đầu tư hạ tầng. Đối với KCN đang trong giai đoạn thu hút đầu tư, chỉ tiếp nhận dự án sản xuất, kinh doanh sau khi đã có chủ đầu tư hạ tầng KCN và đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động công tác BVMT các dự án, nhất là các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao trong giai đoạn vận hành. Tạo cơ chế thuận lợi để các chủ dự án tiếp cận với các vốn ưu đãi, tăng tỷ lệ vốn được vay để phục vụ việc đầu tư xây dựng công trình xử lý môi trường.../.

Sơn Hà (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp chú trọng bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.