Thứ năm, 18/04/2024 20:45 (GMT+7)

Báo động ô nhiễm trên các dòng sông ở Đông Nam Á

MTĐT -  Thứ năm, 19/12/2019 17:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quá trình đô thị hóa đã khiến hàng loạt các con sông thơ mộng ngày nào ở Đông Nam Á bị "bức tử" bởi rác thải.

Đông Nam Á hiện có những con sông ô nhiễm đến mức báo động như sông Marilao chảy qua Metro Manila ở Philippines, sông Citarum chảy qua tỉnh Tây Java của Indonesia, sông Irrawady ở Myanmar, Chao Phraya ở Thái Lan và Kinabatangan ở Malaysia. Có thể dễ dàng tìm thấy các loại rác thải nguy hại, không thể tái chế như chai nhựa, dép cao su cùng nhiều rác thải sinh hoạt khác trôi nổi trên những con sông này, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước trên sông.

Sông Citarum (Indonesia) – dòng sông ô nhiễm nhất thế giới

Sông Citarum là một con sông ở Tây Java, Indonesia. Con sông đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân Tây Java vì nó là nguồn nước cho nông nghiệp, nước uống, công nghiệp cho khu vực này.

Sông Citarum có chiều dài 297km, là con sông dài thứ ba ở đảo Java của Indonesia, sau sông Bengawan Solo ở tỉnh Trung Java và sông Brantas ở tỉnh Đông Java.

Tuy nhiên, những năm qua, Citarum nay được mệnh danh là con sông ô nhiễm nhất thế giới khi nước thải công nghiệp từ các nhà máy, nước thải sinh hoạt của người dân cùng rác rưởi đổ ra con sông này kéo dài tới 300 km.

Đây còn là nơi lưu thông hàng hóa cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Chính vì vậy, nguồn nước của sông Marilao chứa rất nhiều hóa chất gây độc hại cho sức khỏe con người như đồng, thạch tín.

Hàm lượng chì trong nước sông Citarum cao hơn tiêu chuẩn an toàn cho nước uống của Mỹ đến 1.000 lần, nhưng 30 triệu người vẫn phải dựa vào nó để tưới tiêu, giặt giũ, uống.

Chính quyền Indonesia đang đặt mục tiêu đến năm 2025 có thể cải tạo nước con sông Citarum đang ô nhiễm nghiêm trọng thành có thể uống được.

Nước sông Citarum bắt đầu ô nhiễm từ những năm 1980 khi người ta xây dựng một khu công nghiệp ở Majalaya, cách Jakarta 170km về phía đông, khiến 280 tấn chất thải công nghiệp được xả xuống sông mỗi ngày, cùng với đó là rác thải sinh hoạt của người dân.

Citarum như một bãi rác di động, nơi chứa các hóa chất độc hại do các nhà máy xả ra, thuốc trừ sâu trôi theo dòng nước từ các cánh đồng và cả chất thải do con người đổ xuống.

Để cứu Citarum, Tổng thống Indonesia Joko Widodo hồi tháng 2-2018 triển khai chiến dịch làm sạch con sông này trong 7 năm, với trọng trách đặt lên vai quân đội và CMMA. Ông Asep Kusumah, Giám đốc Cơ quan Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên TP Bandung, tỉnh Tây Java, so sánh quân đội như "một liều thuốc mạnh của bác sĩ chuyên khoa".

Sông Marilao (Philippines)

Nằm trong hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ở Philippines, sông Marilao đang bị ô nhiễm nặng nề với đủ thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày. Đây còn là nơi lưu thông hàng hóa cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Chính vì vậy, nguồn nước của sông Marilao chứa rất nhiều hóa chất gây độc hại cho sức khỏe con người như đồng, thạch tín.

Theo một Báo cáo tóm tắt của Viện nghiên cứu nâng cao về chính sách bền vững, mức độ ô nhiễm ở các con sông của Metro Manila trầm trọng đến nỗi chúng có thể được coi là cống thoát nước. Nguyên nhân chính là chất thải dân cư không được xử lý chảy trực tiếp vào các mạch nước. Theo thống kê chính thức, chỉ có 20-30% hộ gia đình của thành phố được kết nối với hệ thống thoát nước. 70% hộ gia đình còn lại có bể tự hoại, trong nhiều trường hợp rò rỉ chất thải của con người vào tầng ngậm nước ngầm.

Sông Mê Kông

Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.

Sông Mê Kông là nguồn nước chính cho nhu cầu sinh hoạt, cá và nông nghiệp cho hàng triệu người sinh sống bên lưu vực sông này.

Nhưng cùng với quá trình đô thị hóa, Mê Kông đang trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất trong khu vực.

Sự phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn đến suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả nước và các dịch vụ hệ sinh thái liên quan. Nhiều con sông trong khu vực bị ô nhiễm nặng với chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp, khiến chỉ số chất lượng nước (WQI) lên trên ngưỡng không an toàn.

Giữa tháng 8 năm ngoái, toàn thế giới sửng sốt khi nhìn thấy một em bé bơi trong biển rác. Cả cơ thể em chìm trong rác, chỉ còn cái đầu ngoi lên mệt mỏi. Đó là bức ảnh được tác giả ghi lại trong lần ghé đến sông Mê Kông vào mùa lũ tại Phnom Penh.

Không riêng Campuchia, trẻ em các vùng dọc sông Mê Kông gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam cũng đang ngụp lặn trên những dòng sông ô nhiễm.

Về vấn đề rác thải nhựa trên sông Mê Kông, bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, từng kêu gọi chính phủ, doanh nghiệp và người dân các nước thuộc vùng Mê Kông hãy hành động thiết thực. Đó là nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần; sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; thu gom, xử lý rác thải nhựa; cùng tạo ra một Việt Nam xanh hơn, sạch hơn.

Trước thực trạng đó, một số chính phủ trong khu vực đã xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Ví dụ, chính phủ Malaysia dự định biến các con sông ở thủ đô nước này thành địa điểm du lịch thu hút vào năm 2020, thông qua kế hoạch làm sạch dòng sông theo dự án “River of Life” (ROL). Dự án làm sạch 110km đường sông này hiện đã hoàn thành 86% và sẽ sớm đạt chỉ tiêu an toàn cho mục đích giải trí.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để giải quyết vấn đề này và thúc đẩy cách tiếp cận hiệu quả cho phát triển đô thị bền vững trong khu vực, các nhà hoạch định chính sách cần phối hợp với khu vực tư nhân và các nhà tài trợ quốc tế áp dụng cách tiếp cận tổng hợp để bảo vệ các vùng nước ở đô thị, bao gồm phát triển các khung pháp lý liên quan và cơ chế thực thi.

Đồng thời, cũng cần bắt đầu các nghiên cứu toàn diện về định giá các lợi ích liên quan đến nguồn nước. Giá trị tiền tệ của việc cải thiện chất lượng nước là một biến số hữu ích trong phân tích lợi ích chi phí của các chính sách liên quan đến chất lượng nước trong cả khu vực công cộng và tư nhân.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nhận thức cộng đồng phải được thúc đẩy thông qua các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục, cũng như các chương trình tiếp cận cộng đồng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Báo động ô nhiễm trên các dòng sông ở Đông Nam Á. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.