Thứ sáu, 29/03/2024 02:00 (GMT+7)

Bảo vệ môi trường xưa và nay khác nhau thế nào?

MTĐT -  Chủ nhật, 03/05/2020 21:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ tranh vui về những thay đổi thú vị trong việc quan tâm đến môi trường. Ngày nay, cộng đồng càng có những sự kiện và trào lưu ủng hộ hành trình sống xanh của người trẻ.

Ngày xưa: Sau các sự kiện lớn và đông đảo người tham gia, rác thải ngập tràn la liệt dưới đất và chỉ có các cô chú nhân viên vệ sinh thu gom, dọn rác.  

Ngày nay: Các sự kiện bố trí đầy đủ các thùng rác và phân loại rõ ràng, ý thức người tham gia tăng lên, nhiều người ở lại dọn rác sau sự kiện

Ngày xưa: Môi trường còn trong lành, chưa có nhiều ảnh hưởng xấu, những khái niệm liên quan tới “ô nhiễm nhà kính”, “thủng tầng ozon” còn khá mới lạ. Cũng vì thế, người dân không để tâm tới các phong trào bảo vệ môi trường. 

Ngày nay: các phương tiện truyền thông, báo chí đưa tin về việc con người tác động xấu đến môi trường ngày càng nhiều. Từ đó, con người ý thức được hiện trạng của môi trường. Họ cảm nhận rõ rệt được không khí, nguồn nước ngày càng xấu đi nên các phong trào bảo vệ môi trường ra đời nhiều hơn: ngày trái đất, kêu gọi tiết giảm dùng đồ nhựa...

Ngày xưa: Các chương trình kế hoạch nhỏ, thu gom giấy, đồ nhựa, vỏ lon chỉ diễn ra vài tháng trong năm học.

Ngày nay: Nhiều hoạt động diễn ra xuyên suốt như phân loại rác, thu gom vỏ hộp sữa được tổ chức tại nhiều trường học.

Ngày xưa: “Bảo vệ môi trường” là gì đó khá vĩ mô và xa vời trong suy nghĩ của người dân. Họ vẫn dùng đồ nhựa và túi nylon vì tính tiện nghi và giá thành rẻ.

Ngày nay: Bảo vệ môi trường trở nên gần gũi, thiết thực hơn từ những hành động nhỏ như: chủ động hạn chế sử dụng túi ni lon, đồ nhựa, ăn chay… “Bảo vệ môi trường” không còn là khái niệm to lớn như trước mà hiện nay, người dân hiểu rằng bất kỳ ai cũng có thể chung tay bảo vệ môi trường.

Ngày xưa: Chỉ cần vứt rác đúng nơi quy định đã là "bảo vệ môi trường" rồi. 

Ngày nay: Không chỉ vứt rác, mà còn cần phải phân loạit rác thải đúng nơi quy định, hạn chế tạo ra rác thải bằng việc tái chế tối đa.

Ngày xưa: Con người ngày ngày đi làm, tối chỉ xem dự báo thời tiết qua tivi để biết mai nắng hay mưa, bao nhiêu độ… và không quan tâm quá nhiều tới khí hậu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không?

Ngày nay: Báo chí, truyền thông, tivi, các đơn vị, người dân thường xuyên check mức độ ô nhiễm qua các phần mềm, điển hình như Air Visual. Từ đó, nếu mức độ ô nhiễm chạm ngưỡng xấu, người dân sẽ hạn chế ra ngoài.

Ngày xưa: Chủ yếu người dân quan tâm đến sản phẩm có đẹp không, giá cả ra sao, ví dụ như chiếc ô tô này có thời thượng không, chiếc xe máy kia có đúng mốt không… và không quan tâm quá nhiều tới lượng khí thải mà loại phương tiện đó thải ra môi trường.

Ngày nay: Bên cạnh chất lượng, thiết kế của sản phẩm, người dùng quan tâm đến sản phẩm đó có gây nhiều tác động tới môi trường trong quá trình sản xuất và sau khi sử dụng hay không và chuyển dịch dần sang các lựa chọn bảo vệ môi trường hơn. Ví như việc sử dụng các sản phẩm đồ uống đựng trong vỏ hộp giấy được coi là thân thiện hơn với môi trường so với các đồ uống đựng trong chai nhựa vì vỏ hộp giấy không chỉ có thời gian phân hủy nhanh chóng hơn mà còn có thể tái chế thành nhiều sản phẩm hữu ích.

TheoZing

Bạn đang đọc bài viết Bảo vệ môi trường xưa và nay khác nhau thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.