Thứ năm, 18/04/2024 12:24 (GMT+7)

Bất động sản phía Đông biến động ra sao trong những năm qua?

MTĐT -  Thứ năm, 27/08/2020 17:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo thống kê của đơn vị khảo sát về bất động sản, từ quý 1/2017 đến quý 1/2019 giá bán căn hộ ở quận 2, 9 và Thủ Đức tăng mạnh nhất thị trường. Đặc biệt ở dòng sản phẩm chung cư cao cấp.

Cụ thể, quý 1/2017, giá bán căn hộ trung bình tại 3 quận này vào khoảng 29 triệu đồng/m2. Sau đó, mức giá đã tăng lên 38 triệu đồng/m2 ở quý 4/2018 và tiệm cận 41 triệu đồng/m2 vào cuối năm 2019. Theo đó, giá bán căn hộ bình quân tăng gần 45% trong ba năm.

Khu vực quận 2 được ghi nhận có mức giá căn hộ tăng cao nhất. Qua đó, tốc độ tăng giá trung bình khoảng 15% ở quận 2 mỗi năm và cao hơn mức tăng 7 – 9% của toàn TPHCM.

Đối với phân khúc trung và cao cấp tại Thủ Thiêm tăng từ 40 triệu đồng/m2 năm 2017 lên 58 triệu đồng/m2 ở quý 2/2018. Sau đó, giá các phân khúc này tiếp tục nhảy lên 80 – 120 triệu đồng/m2 vào cuối năm 2019.

Tại một số dự án ở đảo Kim Cương có mức giá lên đến 190 triệu đồng/m2. Từ năm 2017 – 2018, một số dự án cao cấp được mở bán với giá ban đầu rơi vào khoảng 58 – 60 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, hiện nay mức giá sang nhượng đã là 127 triệu đồng/m2.

Tương tự, một dự án khác ở khu vực Thạnh Mỹ Lợi, giá thứ cấp hồi đầu năm 2017 chỉ 40 triệu đồng/m2. Thế nhưng, đến năm 2019 giá tăng lên 57 triệu đồng/m2.

Đối với quận 9 và Thủ Đức cũng ghi nhận mức giá tăng từ 30-50% trong 3 năm qua dù nguồn cung chủ yếu thuộc phân khúc trung cấp, bình dân.

Theo đó, giá sàn chung cư ở vào năm 2017 có mức giao động là 23 – 30 triệu đồng/m2. Nhưng sau đó, giá đã tăng lên 27 – 35 triệu đồng/m2 vào năm 2018. 6 tháng đầu năm 2020, tại một số dự án cũng ghi nhận mức giá đã tiệm cận 40 – 45 triệu đồng/m2.

Theo các chuyên gia, động lực quan trong thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của thị trường BĐS khu vực phía Đông thuộc 3 quận 2,9, Thủ Đức không chỉ là thông tin quy hoạch "thành phố bên trong thành phố" chính là sự bứt tốc mạnh mẽ về hạ tầng trong vài năm trở lại đây.

Cùng với sức đột phá về hạ tầng, một yếu tố nữa kéo giá thành nhà đất khu Đông tăng mạnh là sự khan hiếm nguồn hàng. Thống kê từ Sở Xây dựng TP.HCM cho biết trong 7 tháng đầu năm, số lượng dự án nhà ở được phép huy động vốn tại TP.HCM là 16 dự án, toàn thành phố chỉ có 5.500 căn hộ được bán nhà ở hình thành trong tương lai. Trong khi đó, trong 2 năm trở lại đây các chủ đầu tư phần lớn triển khai dự án mới tại khu Đông, tuy nhiên việc dự án tắc nghẽn về mặt pháp lý từ năm 2018 khiến nguồn cung nhà sụt giảm nghiêm trọng. Điều này đã góp phần đẩy giá bán sản phẩm lên cao.

Theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu trong bối thành phố phía Đông sắp hinh thành, việc khan hiếm nguồn cung chưa thể giải quyết được trong ngày một ngày hai thì giá bất động sản khu vực phía Đông nhiều khả năng sẽ tiếp tục thiết lập mặt bằng mới.

"Thành phố phía đông sẽ được xây dựng theo mô hình khu đô thị sáng tạo nên phân khúc BĐS nhà ở, căn hộ, văn phòng cao cấp đang có rất nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới. Bởi khi TP phía đông hình thành sẽ thu hút một lượng lớn cư dân là những nhà khoa học, các chuyên gia cố vấn nước ngoài có mức thu nhập rất cao. BĐS hạng A sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng", ông Châu cũng nhấn mạnh.

Thông tin Phó Thủ tướng đã đồng ý chủ trương thành lập "Thành phố Thủ Đức" trực thuộc TP.HCM, về lâu dài việc chấp thuận này sẽ mang đến những tác động về mặt phát triển kinh tế.

Trao đổi với Trí thức trẻ, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam cho rằng, trước mắt, tác động về kinh tế có thể tạm thời chưa nhìn thấy rõ nhưng theo ông Hoàng tác động lên thị trường BĐS thì luôn dẫn đầu.

"Đây sẽ là thông tin tích cực để các chủ đầu tư tận dụng làm lợi thế gia tăng quảng cáo, thu hút người mua,… cho các dự án thuộc khu vực, từ đó đẩy mặt bằng giá lên một mức mới", ông Hoàng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Hoàng cho rằng, thời điểm hiện tại không còn là quá sớm để kỳ vọng BĐS khu vực sẽ bùng nổ sau thông tin thành lập "Thành phố Thủ Đức", bởi trên thực tế, thị trường BĐS đã bắt đầu ghi nhận những tác động trực tiếp.

"Nếu như vẫn không có quy hoạch cụ thể và tình hình hiện tại cứ tiếp diễn, tôi e rằng trong 5 năm nữa, nơi đây sẽ trở thành một khu đô thị của những người có điều kiện tài chính với giá BĐS quá cao so với mặt bằng chung của thành phố", chuyên gia này bày tỏ.

Điển hình, dù thị trường có nhiều suy giảm so với trước, nhưng hiện tại khu Đông vẫn không thể tìm thấy một dự án căn hộ có giá dưới 40 triệu đồng/m2. Nhà ở vừa túi tiền và nhà ở lần đầu thì khó có thể chen chân vào khu vực này.

Vì vậy, theo ông Hoàng, việc quy hoạch chi tiết để đáp ứng cho những điểm còn nhiều quan ngại là rất quan trọng, trong đó phải chú ý đến chương trình nhà ở vừa túi tiền và nhà ở lần đầu trong cơ cấu mật độ dân cư - dân số và hạ tầng xã hội.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Bất động sản phía Đông biến động ra sao trong những năm qua?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17-4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.