Thứ năm, 25/04/2024 21:51 (GMT+7)

Bị cắt nước, cư dân Thống Nhất Complex căng băng rôn phản đối

MTĐT -  Thứ ba, 23/06/2020 14:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bức xúc việc Công ty TNHH Thống Nhất Bắc Việt ngang nhiên cắt nước giữa cao điểm đợt nắng nóng, cư dân chung cư Thống Nhất Complex (Thanh Xuân, Hà Nội) căng băng rôn, biểu ngữ trước mặt tòa nhà.

Những tấm băng rôn được căng lên giữa cái nắng gần 40 độ tại thủ đô Hà Nội.

Khoảng 14h chiều 22/6, những tấm băng rôn, biểu ngữ với nội dung “Phản đối chủ đầu tư cắt điện, nước của cư dân” đã được hàng chục cư dân tại chung cư Thống Nhất Complex chưng lên tại mặt chính dự án trên đường Nguyễn Tuân.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Quốc Việt – chủ căn hộ B1408 cho biết: Cư dân tập trung tại đây để phản đối chủ đầu tư, nguyên nhân bởi giữa thời điểm nắng nóng, chủ đầu tư lại ngang nhiên cắt nước từ tầng 20 tới tầng 24. Nguyên nhân dẫn tới việc cắt nước là do một số cư dân bức xúc trước việc chủ đầu tư khai khống diện tích. “Trong hợp đồng mua bán mà chúng tôi ký với chủ đầu tư có nội dung là, nếu sự sai lệch của diện tích dưới 1% thì coi như tính theo của chủ đầu tư, nhưng ở đây hầu hết là trên 1% nên cư dân muốn đối thoại với chủ đầu tư. Tuy nhiên, chủ đầu tư lại né tránh và từ chối đối thoại. Chúng tôi chỉ muốn gặp chủ đầu tư để đối thoại nhằm giải quyết cái gốc của vấn đề đó là tranh chấp diện tích. Vì chủ đầu tư không cử người có trách nhiệm gặp cư dân nên cư dân chúng tôi bức xúc và buộc phải treo băng rôn”.

Cũng có mặt để phản đối chủ đầu tư, chủ căn hộ B0611 cho biết: “Căn hộ của tôi người ta đưa ra 3 số liệu đo đạc khác nhau. Đầu tiên trong hợp đồng là 121,94m; Khi xuống hỏi để làm sổ đỏ là 123,6m; Khi yêu cầu đo lại kết quả đo là 122,5m. Vừa qua chúng tôi có thuê đơn vị ngoài vào đo thì kết quả mép ngoài là 121,8m, mép trong chỉ có 119m. Ở đây tôi thấy không có sự minh bạch về diện tích”.

Thông báo của chủ đầu tư về việc cắt nước của cư dân.

Theo thông báo của chủ đầu tư, lý do cắt nước là vì một số căn hộ không, hoặc chậm trễ trong việc nộp phí quản lý căn hộ. Tuy nhiên, theo cư dân, họ chỉ muốn đối thoại nhằm làm rõ vấn đề diện tích chứ không có ý định trốn tránh việc đóng tiền dịch vụ.

Cũng theo cư dân, ngoài vấn đề mập mờ trong diện tích căn hộ, chủ đầu tư còn thay đổi thiết kế không giống với quảng cáo ban đầu, biến khu vườn cây xanh thành khu nhà 4 tầng kinh doanh nhà trẻ và cafe…

Tìm hiểu được biết, dự án Thống Nhất Complex do Công ty TNHH Thống Nhất Bắc Việt làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 17.829,6m2 với mật độ xây dựng 40%, trong đó diện tích xây nhà cao tầng là 3.088m2, diện tích xây nhà thấp tầng là 3,264m2, Thống Nhất Complex là khối công trình trung tâm thương mại, nhà ở. Các căn hộ tại Thống Nhất Complex có diện tích linh hoạt từ 88 – 122m2.

Trước vấn đề bức xúc nêu trên, đề nghị Công ty TNHH Thống Nhất Bắc Việt khẩn trương có phương án xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi cư dân, đồng thời sớm có cuộc đối thoại, dừng việc cắt nước cho cư dân để đảm bảo đời sống sinh hoạt trong những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt. UBND quận Thanh Xuân và chính quyền địa phương cần có phương án xử lý kịp thời, tránh tạo dư luận bức xúc và khiếu kiện kéo dài.

Theo Thân Nam-Vũ Bích/Báo Xây dựng

Bạn đang đọc bài viết Bị cắt nước, cư dân Thống Nhất Complex căng băng rôn phản đối. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.