Thứ tư, 24/04/2024 07:31 (GMT+7)

Bí mật chuyên án mang bí số 717R và “kho gỗ” dưới lòng hồ thủy điện

Quang Huy -  Thứ bảy, 31/03/2018 12:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đoàn “lâm tặc” hành quân mang theo những thiết bị phá rừng hiện đại, đem theo cả phà, ghe máy để vận chuyển gỗ ngay lòng hồ thủy điện Sông bung 4 mà không có sự cản trở nào từ lực lượng trông coi rừng

Lợi dụng long hồ tích nước “lâm tặc” tung hoành

Trước đó, PV Môi trường & Đô thị Việt Nam điện tử đã thâm nhập và phản ánh khu vực rừng nguyên sinh tại khe A Bưa, xã Tà Pơơ của huyện biên giới Nam Giang, “lâm tặc” đã xóa sổ rừng lim xanh là loại gỗ nhóm 2a, cấm khai thác, nhưng cả khu rừng già nguyên sinh lim xanh có tuổi đời từ 100 năm – 300 năm tuổi chỉ còn lại…gốc.

Nhưng điều dư luận đặt câu hỏi là tại sao không một cơ quan liên quan đến bảo vệ rừng nào phát hiện và ngăn chặn. Trong  khi đó địa phương lập hồ sơ để trình Chính phủ xin lập vườn quốc gia để bảo tồn giống lim xanh này.

Theo tìm hiểu của PV sau khi công trình thủy điện Sông bung 4 trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam tích nước thì tình hình khai thác gỗ lậu cũng có chiều hướng  nổi lên phức tạp, các đối tượng lâm tặc lợi dụng lòng hồ có nước để vận chuyển gỗ lậu từ trên rừng nguyên sinh xuống.

Phần ngọn cây lim xanh “lâm tặc” bỏ lại rừng nguyên sinh sau khi đã lấy phần gốc và thân. Ảnh: Quang Huy

Điển nóng là ở khu vực lòng hồ thủy điện Sông bung 4 tại Khe Bưa giáp ranh giữa ba xã Zuôich, xã Tà Pơơ của huyện Nam Giang và xã Lăng của huyện Tây Giang. Đây là khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, có rừng nguyên sinh nên các đối tượng “lâm tặc” lợi dụng khu vực giáp ranh để khai thác và vận chuyển gỗ lậu.

Trước tình hình phức tạp trên, cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam đã quyết định lập chuyên án mang bí số 717R để đấu tranh, triệt phá đường dây khai thác và vận chuyển gỗ lậu trên khu vực lòng hồ thủy điện Sông bung 4. 

Cây giổi hương có tuổi đời trên 300 năm tuổi, khoảng 12 khối gỗ đã bị nhóm “lâm tặc” Tăng Tấn Dịp đốn hạ trên đỉnh rừng nguyên sinh. Ảnh: Quang Huy

Sau thời gian 6 tháng theo dõi nắm bắt mọi hoạt động của nhóm “lâm tặc”, Đại tá Lê Quang Vịnh, Trưởng Công an huyện Nam Giang đã chỉ đạo tổ chức họp khẩn Ban chuyên án 717R để “cất vó”.

Đúng như dự đoán, đúng rạng sáng ngày 15/3, dưới sự chỉ đạo của đồng chí trưởng Ban chuyên án, lực lượng trinh sát Ban chuyên án 717R đã trong vai ngư dân đánh cá để mai phục các đối tượng “lâm tặc” đưa khối lượng gỗ lớn từ rừng nguyên sinh xuống ghe ở dưới long hồ thủy điện Sông bung 4.

Gỗ cây linh xanh trong rừng nguyên sinh có tuổi đời vài trăm năm đã bị “lâm tặc” đốn hạ trước đó. Ảnh: Quang Huy

Trong lúc các đối tượng “lâm tặc” đang hả hê với hàng chục khối gỗ có giá trị vài trăm triệu đồng được đưa xuống an toàn thì cũng là lúc các trinh sát trong Ban chuyên án 717R ập vào bắt giữ.

“Kho” gỗ dưới lòng hồ thủy điện

Tại hiện trường Ban chuyên án đã thu giữ hàng chục phách gỗ giổi hương và lim xanh cùng 1 phà máy, 1 ghe máy và 2 cưa lốc cùng nhiều vật dụng khác để các đối tượng “lâm tặc” vận chuyển và khai thác gỗ.

Điều bất ngờ qua đấu tranh các đối tượng ngoài việc khai nhận việc khai thác gỗ lậu tại Khe Bưa, xã Tà Pơơ của huyện Nam Giang còn chỉ nơi cất “kho” gỗ dưới lòng hồ thủy điện Sông bung 4.

Hiện tại Ban chuyên án 717R đang bảo vệ hiện trường và tiến hành trục vớt “kho gỗ”.

“Thủ lĩnh” chỉ đạo Ban chuyên án 717R, Đại tá Lê Quang Vịnh, Trưởng Công an huyện Nam Giang. Ảnh: Quang Huy

Cầm đầu nhóm “lâm tặc” là Tăng Tấn Dịp, SN 1981, trú thôn Hội Khách, xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Hiện tại Ban chuyên án 717R đã ra quyết định khởi tố vụ án khởi tố bị can gồm “thủ lĩnh” Tăng Tấn Dịp cùng 06 “lâm tặc” khác. Để mở rộng điều tra về việc có liên quan hay không đến hàng chục cây linh xanh có tuổi đời từ 100 năm tuổi đến 300 năm tuổi đã bị xóa sổ ở khu vực rừng nguyên sinh mà Môi trường & Đô thị Việt Nam điện tử đã phản ánh trước đó.

Trao đổi với PV, Đại tá Lê Quang Vịnh, Trưởng Công an huyện Nam Giang cho biết: “Tình hình khai thác gõ lậu trên địa bàn huyện Nam Giang diễn ra khá phức tạp, mỗi lần các trinh sát tiếp cận, các đối tượng đều biết. Việc khai thác gỗ lậu có nhiều thủ đoạn rất tinh vi. Nên sau khi chuyên án 717R đã cảm thấy chín muồi, chúng tôi đã cử lực lượng vào phá án và đã thành công”.

“Lâm tặc” Tăng Tấn Dịp (đứng dưới) cầm đầu nhóm phá rừng bị bắt trong chuyên án 717R. Ảnh: Quang Huy

Đại tá Lê Quang Vịnh cũng cho biết thêm, khó khăn nhất trong chuyên án 717R là địa bàn rừng núi hiểm trở, hai  là khi lực lượng trinh sát vào là các đối tượng đều biết trước. Do có nguồn tin từ ngoài báo vào, ba là các đối tượng hoạt động rất tinh vi chỉ cần nghe thông tin là tẩu tán hết, nên rất là khó khăn, nhưng với sự quyết tâm cao của Ban chuyên án nên bằng mọi giá phải phá án..

Có thể thấy rằng, khu vực rừng lim xanh hàng trăm năm tuổi đã bị “lâm tặc” xóa sổ mà không có sự ngăn chặn nào từ phái các cơ quan chức năng bảo vệ rừng, trực tiếp “bảo vệ” rừng ở đây chính là Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Bung. Chỉ đến khi cơ quan công an phát hiện tình hình buôn bán gỗ lậu phức tạp đang diễn ra trên địa bàn đã vào cuộc bắt giữ, thì mọi chuyện… đã rồi.

Vậy đằng sau chuyên án mang bí số 717R “lâm tặc” nói gì về việc “vô tư” khai thác gỗ lậu ở rừng nguyên sinh lim xanh có tuổi đời hàng trăm năm tuổi này.

Môi trường & Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Bạn đang đọc bài viết Bí mật chuyên án mang bí số 717R và “kho gỗ” dưới lòng hồ thủy điện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới