Thứ sáu, 26/04/2024 05:02 (GMT+7)

Biến chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa

MTĐT -  Thứ sáu, 24/06/2022 15:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi tình trạng viêm niêm mạc tai giữa kéo dài trên 12 tuần, bệnh không đáp ứng với điều trị thông thường được gọi là viêm tai giữa mạn tính.

1.Biến chứng thường gặp ở bệnh viêm tai giữa

Cũng như các bệnh viêm nhiễm khác, nếu viêm tai giữa được điều trị kịp thời và chính xác, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì. Nhưng có một số trường hợp biến chứng viêm tai giữa gây hậu quả nặng nề, cụ thể:

Có thểthủng màng nhĩdo viêm tai giữa

Đây là biến chứng thường gặp nhất, có thể do tình trạng mủ bị ứ đọng trong tai giữa, dẫn tới màng nhĩ căng phồng, đau đớn nhiều, sốt cao. Giai đoạn sau, màng nhĩ quá căng dẫn tới thủng, giải thoát mủ ra ngoài, bệnh nhân đỡ đau hơn, giảm sốt. Trường hợp này, lỗ thủng to nhỏ không đều và ở các vị trí khác nhau. Nếu bệnh nhân được điều trị khỏi, lỗ thủng không quá to, màng nhĩ có thể tự liền lại. Nếu bệnh diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính, lỗ thủng không thể tự liền. Người bệnh sẽ bị giảm khả năng nghe.

tm-img-alt

Có thể diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính

Nguyên nhân do viêm tai giữa cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng. Khi đó bệnh chuyển thành mạn tính với các biểu hiện viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy. Người bệnh bị chảy mủ tai dai dẳng, nhưng dễ bỏ qua. Có thể nghe kém, ù tai, đôi khi nhói đau tai nhưng không đau rầm rộ như viêm tai giữa cấp. Người bệnh thường không sốt. Thể bệnh này không có tổn thương xương và các biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm tai giữa mạn tính có tổn thương xương hay còn gọi là viêm tai giữa hồi viêm. Trên nền bệnh mạn tính xen kẽ những đợt viêm rầm rộ gọi là hồi viêm. Người bệnh đau tai, đau đầu tăng lên, sốt cao, chảy mủ thối. Các biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa như viêm xương chũm, viêm não - màng não, áp xe não… được nêu dưới đây thường xuất hiện trong giai đoạn hồi viêm.

Hoại tử các thành phần trong tai giữa, viêm tai trong viêm tai giữa

Viêm tai giữa mạn tính rất dễ gây hoại tử các thành phần trong tai giữa (như các xương con) và gây viêm tai trong. Hậu quả là người bệnh sẽ bị điếc hoàn toàn, không hồi phục. Tai trong còn có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Viêm tai trong gây cảm giác chóng mặt, mất khả năng giữ thăng bằng. Dây thần kinh sọ số VII chạy qua tai giữa. Viêm tai giữa có thể gây liệt dây thần kinh VII, người bệnh sẽ bị mất cảm giác và liệt mặt.

tm-img-alt
Viêm tai giữa mạn tính rất dễ gây hoại tử các thành phần trong tai giữa.

Biến chứng viêm xương chũm và các biến chứng nguy hiểm khác do viêm tai giữa

Xương chũm là một xương sọ, cấu tạo nên thành trong của tai giữa. Do đó, thường gặp viêm tai giữa biến chứng thành viêm xương chũm, nhất là trong viêm tai giữa mạn tính. Hậu quả của viêm xương chũm là: Viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần, không thể điều trị khỏi nếu chưa giải quyết viêm xương chũm. Xương chũm bị thủng, rò dịch, mủ viêm ra sau tai, gọi là viêm xương chũm xuất ngoại. Viêm não - màng não, áp xe não, gây tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề như liệt, chậm phát triển trí tuệ… Viêm tĩnh mạch bên, gây tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết, có khả năng tử vong cao.

2. Viêm tai giữa mạn tính có chữa được không?

Đây là câu hỏi nhiều cha mẹ lo lắng khi trẻ được chẩn đoán viêm tai giữa mạn tính. Như chúng ta đã biết, tai có ba phần: Ngoài, giữa và trong. Tai giữa ngăn cách với tai ngoài bởi màng nhĩ và có vòi nhĩ Eustachian thông xuống họng hầu. Tai trong là hệ thống vòng bán khuyên (tiền đình) và dây thần kinh nhĩ loa (Vestibule - Cochlear, dây thần kinh số VIII). Với cấu trúc như thế, tai giữa rất dễ bị viêm nhiễm do sự xâm lấn của vi trùng từ ống tai ngoài qua lỗ thủng màng nhĩ hoặc sự nhiễm trùng lan lên từ vùng mũi họng thông qua vòi nhĩ Eustachian.

Hiện nay, việc chẩn đoán viêm tai giữa thường không khó. Sau khi hỏi bệnh sử, thầy thuốc sẽ nội soi tai và dễ dàng phát hiện màng nhĩ bị thủng, chảy dịch nhầy mủ ra ống tai ngoài. Trường hợp đặc biệt, bác sĩ phải đo thính lực, CT Scan hoặc MRI để xem có xâm lấn sọ não, thái dương không.

Tương tự điều trị viêm tai giữa và viêm tai giữa mạn tính cũng vậy, tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thích hợp. Có rất nhiều phương pháp có thể các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại chỗ bằng cách rửa tai, nhỏ thuốc kháng sinh và kết hợp điều trị kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt nếu trẻ có sốt cao. Điều trị phẫu thuật sẽ được chỉ định cụ thể, đơn giản có thể vá nhĩ đơn thuần (Myringoplasty); Vá nhĩ, chỉnh hình xương con (Tympanoplasty), Khoét rỗng đá chủm (Mastoidectomy)… trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn nếu được chăm sóc điều trị đúng. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ thất bại sau phẫu thuật làm kín lỗ thủng màng nhĩ. Thông thường, tỷ lệ thành công khoảng 80 - 90% và kết quả tốt trong nhiều năm. Một số ít trường hợp sau cảm cúm, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tai giữa qua vòi nhĩ gây viêm tai giữa cấp, nếu không điều trị sớm, màng nhĩ vẫn bị thủng lại.

Tóm lại, viêm tai giữa mạn tính là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Người bệnh nên đi khám đúng chuyên khoa Tai Mũi Họng để được điều trị, có thể cần phẫu thuật thích hợp giúp bảo tồn, cải thiện thính lực cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm. Cần lưu ý một số thuốc nhỏ tai có thể gây điếc không hồi phục nếu dùng khi màng nhĩ thủng. Ngay cả thói quen sử dụng dung dịch oxy già làm sạch mủ tai cũng cần phải có ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Vì vậy, người bệnh không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Để phòng bệnh, cha mẹ cần tích cực và tuân thủ điều trị các bệnh như: Viêm mũi họng, viêm amidan… khi trẻ có biểu hiện bệnh. Khi bị viêm tai giữa cấp, phải được điều trị và theo dõi chu đáo. Nếu nghi ngờ trẻ mắc viêm tai giữa cần được đưa tới cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng để chẩn đoán sớm nhằm điều trị, theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng của bệnh./.

Bảo My (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Biến chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.