Thứ sáu, 29/03/2024 08:40 (GMT+7)

Biển Đông hiện nay đang tồn tại những loại tranh chấp gì?

TS.Luật sư Đồng Xuân Thụ -  Thứ ba, 07/02/2023 07:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo quan điểm của Việt Nam và căn cứ vào nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ, Việt Nam có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo quan niệm của cộng đồng quốc tế, hiện nay, trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, thì biển và đại dương được coi là nơi dự trữ cuối cùng của loài người về các nguồn lương thực, thực phẩm, năng lượng, nguyên - nhiên liệu và Biển Đông cũng không phải là ngoại lệ. Đó là khu vực biển giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng nơi đây cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn lợi ích liên quan đến các tranh chấp chủ quyền biển, đảo, phức tạp và kéo dài trong lịch sử.

tm-img-alt
Học sinh của Trường Tiểu học Trường Sa đạp xe đến trường dưới hàng cây xanh mát. (Ảnh: Nguyễn Cúc/TTXVN)

Việt Nam là quốc gia nằm ven bờ Tây của Biển Đông, có bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng khoảng trên 1 triệu km2, với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở vị trí tiền tiêu và liền kề với vùng biển của các nước trong khu vực.

Chính vì thế, xung quanh hai quần đảo này, nhất là đối với quần đảo Trường Sa, từ lâu đã tồn tại các tranh chấp về chủ quyền giữa các bên hết sức phức tạp. Căn cứ vào nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ, Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đặc biệt, căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và thềm lục địa bao hàm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được xác lập là phù hợp với Công ước, được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số nước đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa và do việc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 của các nước ven biển nằm bên bờ Biển Đông khác nhau, nên đã hình thành các khu vực biển và thềm lục địa chồng lấn cần được tiến hành phân định giữa các bên liên quan.

Từ thực tế đó, hiện tại trong Biển Đông đang tồn tại hai loại tranh chấp chủ yếu:

1. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

2. Tranh chấp trong việc xác định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các nước có bờ biển liền kề hay đối diện nhau ở xung quanh Biển Đông.

Đây là những tranh chấp kéo dài, phức tạp và ngày càng gia tăng giữa hai hoặc nhiều bên, tiềm ẩn nguy cơ khó lường, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới.

Quan điểm của Việt Nam là rất rõ ràng, rằng: giải quyết các tranh chấp này cần tiến hành bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, theo lộ trình phù hợp với sự chung tay của cộng đồng quốc tế.

Trong khi chờ một giải pháp công bằng, khách quan, dư luận quốc tế cho rằng, các bên cần kiềm chế, giữ nguyên hiện trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không có các hành động làm phức tạp tình hình hay mở rộng tranh chấp,… nhằm gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho khu vực và trên thế giới.

Bạn đang đọc bài viết Biển Đông hiện nay đang tồn tại những loại tranh chấp gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.