Thứ sáu, 29/03/2024 14:58 (GMT+7)

Biến nguồn lực thành thực lực phát triển, đưa Việt Nam cất cánh

MTĐT -  Thứ năm, 30/01/2020 10:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục có một năm tăng trưởng kinh tế lạc quan, vẫn thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng GDP cao nhất trong khu vực.

Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục có một năm tăng trưởng kinh tế lạc quan, vẫn thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng GDP cao nhất trong khu vực 1 và thế giới, sau khi GDP năm 2019 lần thứ 2 liên, tiếp đạt trên 7%.

“Đây là kết quả ấn tượng, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cùng nỗ lực thực hiện để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng”, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định.

Phân tích kỹ hơn “trụ cột” công nghiệp của nền kinh tế, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng với mức tăng 11,29%. Ngành công nghiệp khai khoáng tăng nhẹ trở lại ở mức 1,29% sau 3 năm giảm liên tục nhờ khai thác than tăng cao, bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác dầu thô. Ngành xây dựng duy trì đà tăng trưởng tích cực với tốc độ 9,1%.

Trong khi đó, bán buôn bán lẻ là “bệ phóng” cho tăng trưởng của ngành dịch vụ (tăng 8,82%) khi có mức đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; tiếp đến là hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 8,62%)...

Triển vọng lạc quan

Con số tăng trưởng 7,02% mà Việt Nam đạt được trong năm 2019 không nằm ngoài dự liệu của nhiều chuyên gia kinh tế. Bởi trước đó, hàng loạt các định chế tài chính toàn cầu đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2019 cũng như 2020.

Báo cáo cập nhật Triển vọng phát triển châu Á 2019 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phát hành đầu tháng 12/2019 đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ mức 6,8% lên 6,9% cho năm 2019 và từ mức 6,7% lên 6,8% cho năm 2020. Điều này trái ngược với việc ADB hạ dự báo tăng trưởng của khu vực xuống 5,2% trong cả năm 2019 và 2020 (từ mức 5,4% và 5,5% cho các năm 2019 và 2020). “Việc điều chỉnh tăng dự báo GDP của Việt Nam cho năm nay và năm tới xuất phất từ những tín hiệu tích cực trong nền kinh tế Việt Nam”, ADB nêu quan điểm.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tương tự, Báo cáo Điểm lại được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố giữa tháng 12/2019 cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 lên 6,8% cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với con số được đưa ra hồi đầu năm. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng được WB dự báo cao thứ hai Đông Nam Á (sau Campuchia) và gấp gần ba lần mức bình quân thế giới (2,6%). Kết quả này có được, theo WB là nhờ hai yếu tố: tăng trưởng xuất khẩu (tăng 8,1% trong /năm 2019, gấp ba lần bình quân toàn cầu) và cầu nội địa từ hộ gia đình, doanh nghiệp. Tầng lớp trung lưu tăng thêm khoảng 1 triệu người mỗi năm đã thúc đẩy kim ngạch hàng tiêu dùng tăng 15%/năm, tính từ 2015. Nhờ vậy, tăng trưởng GDP trong vòng 3 năm tới sẽ giữ mức 6,5%.

Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch mới đây đã nâng dự bảo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 từ 6,5% lên 6,8%. Theo Fitch, sự thay đổi mang tính cấu trúc trong phân bổ sản xuất từ Trung Quốc sẽ tiếp diễn và Âu (Eu) vào cuối tháng 6/2019 sẽ là các yếu tố tạo lực đẩy cho kinh tế Việt Nam. “Tuy nhiên, sự tái sắp xếp chuỗi cung ứng này cần có thời gian và các ảnh hưởng tích cực chủ yếu bộc lộ trong tăng trưởng GDP năm 2020”, Fitch nhận định.

Ngoài ra, Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) cũng tỏ ra khá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2020 khi dự báo tăng trưởng GDP là 6,6%, mức cao so với nhiều quốc gia trong khu vực.

Theo PGS. TS Vũ Minh Khương, Đại học Quốc gia Singapo “Một viễn cảnh Việt Nam đến năm 2030 sẽ là một xã hội thịnh vượng. GDP bình quân đầu người đạt ít nhất 18.000 USD. Đến 2045 Việt Nam trở thành một quốc gia phồn vinh, hạnh phúc, gia nhập nhóm nước có thu nhập cao. Song hành trình đi đến mục tiêu này cần sức tăng trưởng nội sinh lâu bền…”

Ông Minh Khương nói: Tôi đã làm một cuộc khảo sát không chính thức nhưng khá rộng rãi để thăm dò cảm nhận của cán bộ và người dân về niềm tin khả năng Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường vào năm 2045 khi đất nước kỷ niệm 100 năm độc lập. Dựa trên mỗi tình huống giả định về nỗ lực cải cách của đất nước, người ta trả lời cho 5 điểm nếu niềm tin là “chắc chắn”; điểm 4 nếu thấy điều này là “có thể”; điểm 3 nếu thấy “chưa biết thế nào”; điểm 2 nếu thấy là “khó có thể”; điểm 1 nếu thấy đây là “điều không tưởng”.
Kết quả trả lời rất thú vị. Nó khác biệt rất nhiều trên hai tình huống giả định về nỗ lực cải cách sắp tới của đất nước. Tình huống 1 là “cải cách duy trì ở mức độ hiện nay”, và tình huống 2 là “cải cách đột phá - lãnh đạo đất nước sẽ quả cảm làm tất cả những gì có thể làm được để đưa dân tộc nhanh chóng đi đến phồn vinh ”

Với tình huống 1“cải cách duy trì ở mức hiện nay” câu trả lời từ 2 đến 5 và không có điểm 1; tuy nhiên điểm 2 và 3 là đa số (70%). Nghĩa là, nếu cải cách chỉ duy trì ở cách thức và cường độ như hiện nay, niềm tin về sự thành công là thấp.

Với tình huống 2 “cải cách đột phá” câu trả lời tuy vẫn từ 2 đến 5 nhưng điểm 4 và 5 trở thành đa số (trên 75%). Nghĩa là, nếu lãnh đạo đất nước quả cảm tiến hành cải cách căn bản và sâu rộng như cải cách Minh Trị của Nhật Bản thể kỷ 19, thì khả năng Việt Nam trở thành một quốc gia phồn vinh trong một phần tư thế kỷ tới là rất hiện thực. Khi đó, Việt Nam không chỉ có thể sánh vai các cường quốc năm châu với sức mạnh hùng cường mà còn để lại một huyền thoại phát triển của thế kỷ 21.

Về động lực thời đại, chúng ta may mắn bước vào giai đoạn cất cánh của công cuộc phát triển với những cơ hội thuận lợi chưa từng có do Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế toàn cầu hóa, và sự trỗi dậy của châu Á mang lại. Việt Nam như con tàu đang trên đại dương mênh mông, dù còn rất xa mới đến đích nhưng la bàn đã chỉ rõ hướng đi đúng. Vận hội do thời đại mang lại như luồng gió và dòng nước thuận, nó có thể đẩy Việt Nam đi rất nhanh nếu thuyền trưởng và đội ngũ thuyền viên biết nắm bắt và khai thác triệt để nguồn lực vô giá này.

Về lợi thế quốc gia, chúng ta là một nước có dân số lớn, chung cội nguồn, với lịch sử hàng ngàn năm chấp nhận hy sinh vô bờ bến để bảo tồn giống nòi và hun đúc ý chí xây dựng quốc gia hùng cường, làm rạng danh tổ tiên. Nước ta lại ở vào một vị trí đặc biệt chiến lược, có nguồn nhân lực tinh nhạy; nó cho phép Việt Nam có được những lợi thế đặc sắc trong hội nhập toàn cầu, nắm bắt Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và khai thác sự phát triển trỗi dậy của châu Á.

Về áp lực tồn vong, Việt Nam đứng trước những thử thách khắc nghiệt ngày càng lớn trong bảo vệ chủ quyền quốc gia và nâng tầm vị thế dân tộc. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, áp lực này có khả năng tạo nên sức mạnh trỗi dậy của toàn dân tộc và tạo nên sức cộng hựởng mạnh mẽ giữa khát vọng dân tộc và sức mạnh thời đại. Công cuộc phát triển thần kỳ của các nước Nhật Bản, Hàn Ị Quốc, Đài Loan (TQ) và Singapore đều có đóng góp rất lớn của động lực này. Đặc biệt, cụộc cải cách Minh Trị của Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19, khi nước này bị các nước phương Tây đe dọa xâm chiếm, là một minh chứng sống động về sức mạnh trỗi dậy kỳ diệu của một dân tộc khi đứng trước áp lực tồn vong.

Nói như vậy, đâu là chiến lược Việt Nam cần ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực cải cách hướng tới tầm nhìn 2045?

Bước đi thứ nhất là hỗ trợ các ngành kinh tế trọng điểm và các thành phố lớn lập ra chiến lược và kế hoạch hành động cho hành trình đi đến phồn vinh của mình. Chúng ta chỉ có thể vươn tới tầm nhìn Việt Nam hùng cường vào năm 2045 nếu các ngành kinh tế và các thành phố này thực hiện xuất sắc vai trò động lực chủ đạo và người mở đường tiên phong cho công cuộc phát triển. Trong bước đi này, chúng ta cần đặc biệt chú trọng các ngành Việt Nam có lợi thế vượt trội như công nghệ số, điện tử, chế biến thực phẩm, du lịch, thủy sản, nông nghiệp và hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các ngành kinh tế và các thành phố này sẽ lựa chọn những mẫu hình đối sánh và vươn tới bắt kịp; chẳng hạn ngành thủy sản chọn mô hình Na Uy; thành phố Hồ Chí Minh chọn SeouL Các tiêu chí lớn để phấn đấu bắt kịp là năng suất, phát triển bền vững, năng lực sáng tạo, và vai trò động lực trong nền kinh tế.

Bước đi thứ hai là tiến hành mạnh mẽ cải cách cơ chế, trong đó, việc thiết kế lại bộ máy công quyền để tạo nên sức mạnh tổng lực và cộng hưởng cần được đặc biệt coi trọng. Nỗ lực cải cách này cần ưu tiên hàng đầu cho các ngành kinh tế và các thành phố trọng điểm trên. Quyết tâm chính trị trong thiết kế và triển khai nỗ lực cải cách này phải cao như trong công cuộc giải phóng đất nước. Nghĩa là giải pháp hàng đầu để giúp các ngành và địa phương cũng như cả nước tiến như vũ bão đến đích thắng lợi.

Bước đi thứ ba là mỗi người Việt Nam, từ lãnh đạo đến người dân, cần ý thức vượt lên hàng đầu của dòng chảỵ thời đại trong nỗ lực tiếp thu tinh hoa nhân loại và không ngừng tự khai sáng bản thân. Một dân tộc không thể trở nên hùng cường nếu tư duy thủ cựu và năng lực hạn chế, cho dù có những điều kiện phát triển thuận lợi đến đâu. Để thực hiện bước đi này, chúng ta cần dấy lên trong xã hội cảm hứng học hỏi sáng tạo, khát vọng vươn lên. Theo đó, mỗi cuộc họp của Trung ương Đảng, Quốc hội, hay Chính phủ đều phải đưa một thông điệp, quyết sách, sáng kiến đặc sắc với ý chí phục hưng, làm phấn chấn xã hội. Chúng ta cần đưa tiêu chí này vào đánh giá cán bộ lãnh đạo hàng năm, thậm chí hàng quý. Nếu người nào không có khả năng đóng góp cho nỗ lực sống còn này thì nên từ nhiệm. Nó cũng như bóng đá trên sân. Nếu cầu thủ nào không còn tạo được đường nét xuất sắc thì sẽ được rút ra ngay để người đá hay hơn có cơ hội đóng góp cho thắng lợi cuối cùng.

Mục tiêu đến năm 2030, GDP bình quân của Việt Nam đạt ít nhất 18.000 Đôla/người và tăng trưởng GDP bình quân đầu người 7,75%/năm - con số này vượt xa mức tăng trưởng trước đây của Việt Nam và chỉ có rất ít quốc gia trên thế giới đạt đuợc.

Theo ông Minh Khương, con số GDP là quản phần ngọn. Ta cần chú trọng hơn vàọ nền tảng phát triển - quyết định sức phát triển nội sinh mạnh mẽ của nền kinh tế. Nhìn vào từng ngành kinh tế chủ đạo và các thành phố lớn của Việt Nam nếu họ đang vươn mạnh tới đẳng cấp hàng đầu về năng suất, phát triển bền vững, năng lực sáng tạo và cộng hưởng với sức mạnh thời đại thì nước ta đang vững bước đến vị thế hùng cường.

Trái lại, nếu các DN kinh tế bản địa mắc phải những chiến lược phát triển thiếu sáng suốt và các thành phố lớn trở nên ô nhiễm, kẹt xe trầm trọng thì chúng ta sẽ kẹt vào cạm bẫy thu nhập trung bình cho dù việc ở mức ấn tượng trong một thời gian nhất định. Trong tình huống này, tăng trưởng vẫn dựa vào sự phát đạt của lợi thế ‘‘nhà mặt tiền” chứ chưa phải sự cường phát của một dân tộc bước vào giai đoạn phát triển nổi dậy.

Một điều rất đáng suy nghĩ là chất lượng quản trị DN ở nước ta còn ở mức rất thấp so với các nước châu Á, trong đó có các nước Đông Nam Á, trừ Lào, Campuchia, Myanmar và Brunei.

Về con số GDP, ta cần chú ý mấy điểm sau. Thứ nhất, con số thu phập bình quân đầu người 18.000 đôla là tính theo sức mua tương đương (PPP$) chứ không phải là Đô la Mỹ (US$). Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vào khoảng 7.435 PPP$ và 2.564S$. Thứ hai theo điểu chỉnh mới đây của Tổng cục Thống kê, GDP của nước ta sẽ lớn thêm khoảng 25%. Nghĩa là, thu nhập bình quân đầu người thực chất của Việt Nam năm 2018 vào khoảng 9.293 PPP$ và 3.205 US$. Do đó, để đạt mức 18.000 $ đầu người vào năm 2030 (bằng mức của Trung Quốc năm 2018) và 40.000 PPP$ vào năm 2045, chúng ta: chỉ cần duy trì mức tăng trưởng GDP liên tục ở mức 7,0-7,5% trong 25 năm tới.

Mục tiêu này là cao nhưng không phải quá xa vời. Bài toàn khó nhất là tạo sức tăng trưởng nội sinh lâu bền vì tăng trưởng sẽ chậm hẳn đi khi mức thu nhập vượt qúa mức ngưỡng nhất định. Khi đó, tăng trưởng không còn dựa trên đầu tư mở rộng mà chủ yếu dựa trên sáng tao, đi vào chiều sâu.

Ông Minh Khương cũng muốn nhấn mạnh hai động lực căn bản của phát triển là “thiết kế” và “ứng đáp”. Thông tuệ về thiết kế và thông minh - quả cảm về ứng đáp trước đổi thay và thách thức có vai trò quyết định tới sự thành công của một công cuộc phát triển.

Cẩn trọng với rủi ro

Dù triển vọng tăng trưởng trong năm tới khá tích cực song Tổng cục Thông kê cho rằng, nền kinh tế vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế và tiếp tục đối mặt với những thách thức mới. Đó lଠchăn nuôi lợn chịu tác động từ ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn châu Phi; nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào bên ngoài trong khi khả năng chống chịu trước nhưng biến động của bên ngoài còn hạn chế; năng lực của khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế năng suất lao động năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp còn tồn tại một số rào cản hạn chế về thể chế kinh tế gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế trong từng ngành, từng lĩnh vực..

Đặc biệt, theo ông Phạm Đình Thuý, Vụ trưởng Vụ Thông kê công nghiệp Tổng cục Thống kê, động lực tăng trưởng kinh tế là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ khó duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo. Công nghiệp chế biến, chế tạo dù tăng trưởng cao và là động lực dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng nhưng đang có dấu hiệu đi xuống. Tốc độ tăng của ngành này giảm dần qua từng quý dẫn đến tồn kho tăng, dù chưa đến mức quan ngại.

Hơn nữa quy mô của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng lớn nhưng lại phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, ổn định quy mô ngành trong bối cảnh biến động thế giới ngày càng khó dự báo trở nên rất khó khăn, ông Thuý lưu ý.

Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, căng thăng thương mại Mỹ - Trung còn bất định, giá dầu thế giới tiếp tục chịu tác động từ căng thẳng địa chính trị, ông Eric Sidwig, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần “sẵn sàng” cho những vùng đệm để giảm thiểu tác động tiêu cực từ bên ngoài. “Trong đó, củng cố tài khoá cần phải tập trung vào chất lượng”, ông Eric khuyến nghị.

Điều này có nghĩa rằng, mặc dù cần phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân chi đầu tư song Chính phủ vẫn tiếp tục tăng cường nỗ lực thu ngân sách và kiểm soát chặt hơn đối vối các khoản chi tiêu không cần thiết để kiềm chế bội chi và cải thiện tính bền vững của nợ công.

Thị trường vốn cần được tăng cường và mở rộng, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống ngân hàng nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của khu vực doanh nghiệp. Cùng với đó là tăng năng lực của cơ quan quản lý theo kịp những chuẩn mực của quốc tế, có cơ chế giám sát tàì chính phòng ngừa rủi và các bất định từ bên ngoài.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Biến nguồn lực thành thực lực phát triển, đưa Việt Nam cất cánh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.