Thứ sáu, 26/04/2024 03:54 (GMT+7)

Biến nhà hàng thành 'quán cơm dã chiến' phục vụ người nghèo

MTĐT -  Thứ năm, 16/04/2020 15:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trưa 16-4, nhiều công nhân, người thu mua ve chai, người đạp xích lô... ghé qua một nhà hàng trên đường Ung Văn Khiêm (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) để nhận phần cơm trưa miễn phí.

Từ 6h sáng, hơn 5 đầu bếp và một số tình nguyện viên đã có mặt tại số 100 Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh để chuẩn bị nấu nướng. Hơn 500 phần cơm được chuẩn bị trước 11h để phát cho người dân. Địa chỉ trên vốn là một nhà hàng đang đóng cửa vì dịch COVID-19, được trưng dụng trở thành "quán cơm dã chiến".

Niềm vui của người lao động nghèo đến từ sớm, nhận được những phần cơm đầu tiên. Quán sẽ phát cơm từ thứ hai đến thứ sáu, khoảng 10h-13h mỗi ngày - Ảnh: HOÀNG AN

Chị Maya Dany (45 tuổi, ngụ tại Bình Thạnh) làm nghề thu mua ve chai kể, năm ngoái, bằng giờ này chị cùng gia đình đang đón tết cổ truyền của dân tộc Khmer tại Sóc Trăng nhưng nay kinh tế khó khăn, chị chỉ mủi lòng gửi nhớ thương về quê nhà.

Cầm hộp cơm trên tay, chị nói thu nhập giờ đây cũng ít ỏi, có những ngày chỉ lời vài chục ngàn đồng nên không dám ăn cơm trưa. May mắn một vài nơi phát cơm từ thiện, chị có được bữa trưa.

Ông Đặng Tốt - một người đạp xích lô (Q.Bình Thạnh) - cho biết dịch đến, cuộc sống gia đình khó khăn hơn, ông còn phải nuôi đứa con nhỏ và người mẹ già. Cơm trưa ngày ăn ngày không, nếu có cơm từ thiện ông đỡ được một khoản chi phí gia đình.

Anh Nguyễn Tuấn Khởi - người khởi xướng "quán cơm dã chiến" - cho biết "dã chiến" thể hiện sự gấp rút, nhanh gọn trong việc hỗ trợ bữa cơm cho người nghèo. Khi thành phố yêu cầu các hàng quán, dịch vụ không thiết yếu đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, anh Khởi nghĩ ngay đến việc tận dụng căn bếp của những nhà hàng đang phải tạm đóng cửa.

Anh vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ cung ứng thực phẩm cho quán cơm dã chiến. Đặc biệt, để đảm bảo quy định về giãn cách xã hội, nhiều tình nguyện viên sẽ chở cơm trưa giao tận tay những người thu mua ve chai, người vô gia cư.

"Chúng tôi sẽ mở rộng mô hình "quán cơm dã chiến" thêm nếu tìm được địa điểm thích hợp, sắp tới sẽ mở tại Đồng Nai", anh Khởi cho biết.

Ông Trần Thanh Nam - phó chủ tịch UBND phường 25, Q.Bình Thạnh - cho biết phường đã nắm tình hình hoạt động của "quán cơm dã chiến". Qua kiểm tra quán cơm có sử dụng biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như giãn cách 2 mét khi phát cơm, sát khuẩn tay liên tục... và cho phép nhà hàng phát cơm nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Gian bếp của nhà hàng được trưng dụng thành khu bếp "dã chiến" - Ảnh: HOÀNG AN
Đội ngũ tình nguyện viên đến từ sớm để hoàn thành khâu sơ chế, chuẩn bị cho cơm vào hộp để kịp phát đi - Ảnh: HOÀNG AN
Chị Maya Dany dùng ngay phần cơm trưa vừa nhận được bên đường - Ảnh: THU HIẾN
Trao tận tay những phần cơm nóng hổi đến người lao động đang mưu sinh trên đường - Ảnh: HOÀNG AN
Anh Tuấn Hoàng (bếp trưởng của quán ăn Bốc) đang ra hiệu mỗi người đứng cách nhau tối thiểu 2m, rửa tay bằng nước sát khuẩn để đảm bảo an toàn - Ảnh: HOÀNG AN


Theo TTO

Bạn đang đọc bài viết Biến nhà hàng thành 'quán cơm dã chiến' phục vụ người nghèo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.