Thứ sáu, 19/04/2024 16:50 (GMT+7)

Bình Định: Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về khoáng sản

MTĐT -  Thứ sáu, 19/08/2022 21:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định từng bước đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

 Nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực thực thi pháp luật về khoáng sản, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có Chỉ thị số 12, ngày 15/8/2022 về việc tiếp tục tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nhiều tồn tại, hạn chế

Ngày 27/9/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND về việc tăng cường quản lý và chấn chỉnh tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định. Sau hơn 4 năm thực hiện, các cấp chính quyền đã nâng cao trách nhiệm, phát huy hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản tại địa phương; các tổ chức được cấp phép hoạt động khoáng sản cơ bản tuân thủ quy định pháp luật, góp phần đưa công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nề nếp.

dsc01544.jpg
Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra tại một số địa phương

Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của một số ngành và chính quyền địa phương chưa thật chặt chẽ, các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra chưa được ngăn chặn triệt để, nhất là hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp, cát, sỏi lòng sông.

Một số doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản chậm triển khai, trách nhiệm chưa cao trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, chưa tuân thủ đầy đủ các quy trình khai thác, chưa thực hiện nghiêm túc thời gian khai thác và công tác bảo vệ môi trường, chậm hoàn thổ, đóng cửa mỏ, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu vực.

Nguyên nhân những tồn tại nêu trên, trước tiên do chính quyền tại một số địa phương còn thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản trên địa bàn; sự phối hợp của một số ngành và chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản chưa đồng bộ, chưa thường xuyên; công tác kiểm tra, xử lý không kịp thời; các đơn vị khai thác khoáng sản nhận thức và chấp hành chưa đầy đủ các quy định pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Tăng cường quản lý nhà nước, thực thi pháp luật

Nhằm thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38 /CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ và chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, tiếp tục nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các cấp, tăng cường hiệu quả, hiệu lực thực thi pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ thị:

dsc01926.jpg
Khai thác cát sông La Tinh

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông tin Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản.

Chủ động phối hợp với cơ quan liên quan rà soát, lựa chọn các điểm quy hoạch khoáng sản đáp ứng đủ các điều kiện để đưa vào đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm nâng cao giá trị khoáng sản và lựa chọn các chủ đầu tư có đủ năng lực khai thác theo quy định; Tham mưu cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản theo đúng quy định; nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng, báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án khai thác khoáng sản; thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động khoáng sản theo quy định;

dsc01944.jpg
Khai thác đất tại các khu vực có di tích lịch sử

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác hằng năm do UBND cấp huyện lập, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện; phối hợp với Cục Thuế tỉnh, UBND cấp huyện kiểm soát chặt chẽ sản lượng khai thác khoáng sản thực tế của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; đối chiếu sản lượng khoáng sản khai thác thực tế với sản lượng kê khai thuế để giám sát việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo đúng quy định pháp luật;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; đề xuất UBND tỉnh thu hồi các dự án khai thác khoáng sản gây suy thoái môi trường, các dự án hết thời hạn; các dự án không hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (nợ tiền ký quỹ, cấp quyền, tiền thuế các loại) và các dự án khai thác khoáng sản không triển khai hoạt động quá 12 tháng nhưng không có lý do chính đáng; đồng thời, không xem xét, đề xuất cấp phép khai thác khoáng sản, gia hạn giấy phép cho các trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

img_1278.jpg
Khai thác cát trên sông Hà Thanh

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Thuế tỉnh, Cục Quản lý thị trường, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Công an tỉnh, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, tùy theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của ngành, lĩnh vực có trách nhiệm quản lý tăng cường hiệu quả, hiệu lực thực thi pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Riêng các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản yêu cầu chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và an ninh trật tự tại địa phương; bảo vệ khoáng sản trong diện tích được cấp phép, áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, thu hồi tối đa khoáng sản có ích và bảo vệ môi trường; thực hiện công tác đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường, đất đai sau khi kết thúc khai thác theo đúng quy pháp luật;

Hằng năm báo cáo kết quả khai thác, thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản cho Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định; báo cáo sản lượng khai thác cho UBND cấp huyện nơi có hoạt động khai thác khoáng sản để theo dõi, kiểm tra, giám sát. Hằng tháng, kê khai sản lượng khai thác kịp thời, chính xác cho cơ quan thuế để thực hiện các khoản ngân sách; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác số liệu kê khai. Thực hiện việc đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 5 Luật Khoáng sản năm 2010 và quy định của UBND tỉnh;

Công khai thông tin hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ để người dân biết và giám sát; Thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản (chế độ báo cáo, nộp tiền cấp quyền, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường) và thực hiện nghĩa vụ đối với địa phương (bồi thường thiệt hại nếu hoạt động gây ra sự cố; sửa chữa nâng cấp hạ tầng giao thông)

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, trừ hộ kinh doanh phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác; lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.

Bạn đang đọc bài viết Bình Định: Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về khoáng sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo TNMT

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước