Thứ ba, 23/04/2024 18:26 (GMT+7)

Bình Dương: Người bệnh lao đao vì BV thiếu thuốc bảo hiểm y tế

Duy Chí -  Thứ hai, 16/12/2019 08:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau nhiều giải pháp tình thế, cuối cùng bệnh viện phải thông báo hết thuốc cho người bệnh biết để lựa chọn một trong hai giải pháp “ mua thuốc ngoài hoặc chấp nhận chuyển viện”.

Bài 1: Người bệnh chọn mua thuốc ngoài hoặc chuyển viện

Từ đầu năm đến nay, người bệnh mua bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, cũng như bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương phải chịu cảnh thiếu thuốc. Thuốc thiếu trong đó có những loại thuốc mà người bệnh rất cần và bác sĩ phải chỉ định như thuốc cao huyết áp, tiểu đường... Càng về cuối năm 2019, tình hình thiếu thuốc nói chung và thuốc cho người tham gia bảo hiểm y tế càng trở nên trầm trọng. Sau nhiều giải pháp tình thế, cuối cùng bệnh viện phải thông báo hết thuốc cho người bệnh biết để lựa chọn một trong hai giải pháp “ mua thuốc ngoài hoặc chấp nhận chuyển viện”. Cuối cùng là người bệnh vừa mất thời gian đi lại vừa phải gánh chi phí điều trị.

Không còn thuốc để thay thế
Tại phòng khám số 25, chuyên khám nội tiết Bệnh viên đa khoa tỉnh Bình Dương, nhóm người bệnh cao tuổi vừa mệt mỏi vì phải chờ đợi vừa chán nãn nhìn cảnh người bệnh méo mặt cầm toa ra ngoài mua thuốc trong danh mục thuốc bảo hiểm y tế. Bởi bệnh viên đã hết cách nên phải để người bệnh chọn một trong hai cách: Cầm toa ra ngoài mua hoặc chuyển viện!

Bệnh nhân N.T.D thẻ bảo hiểm y tế: HC 4 74 910.... nói: “Tôi bệnh mãn tính gồm tiểu đường tim mạch, dạ dày... mỗi tháng khám, lãnh thuốc 1 lần. Nhiều tháng qua bệnh viện thiếu thuốc nên thay thế thuốc khác tương tự. Cuối cùng phòng khám dán thông báo. “Hết thuốc” người bệnh chọn nhận toa ra ngoài mua hoặc chuyển viện.

Ông T.D nói thêm: Tôi cũng thử làm giấy chuyển lên Bệnh viện Chở Rẫy để khám, lấy thuốc tiểu đường như giới thiệu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Lên đó bác sĩ cũng làm đủ các xét nghiệm, nhưng cuối cùng chỉ cho 2 ống Insuline (thuốc tiểu đường) về chích trong tháng. “Tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì nghĩ chắc mình hết được bệnh tim mạch, nên bác sĩ chỉ cho thuốc tiểu đường. Còn lo là vì sao bệnh mãn tính mà bác sĩ “cắt” thuốc”? Tháng sau tái khám, tôi hỏi bác sĩ sao không cho thuốc tim mạch, thì nhận được câu trả lời “Bệnh viện tỉnh chuyển xuống do không có thuốc tiểu đường thì ở đây chỉ cho thuốc tiểu đường. Bệnh khác về nơi khám ban đầu”.

Trở lại phòng khám số 25 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, ông T.D hỏi bác sĩ như vậy có đúng không. Bác sĩ chỉ mỉn cười “Thì ở đây thiếu thuốc gì mình chuyển đi thế đó. Dưới đó căn cứ phiếu chuyển thực hiện”. Ông T.D ngậm ngùi nói với bác sĩ phòng khám số 25 “Tôi cũng may đó bác sĩ, cắt thuốc tim mạch đến 2 tháng mà không có biến chứng gì. Chứ nhiều người chỉ cần quên uống thuốc hoặc uống trễ trong ngày đã xãy ra sự cố khó cứu”!

Tăng chi phí, mất thời gian của người bệnh

Không chỉ người lao động, viên chức cấp thấp mua bảo hiểm y tế tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh chịu cảnh thiếu thuốc kéo dài mà nhiều trưởng, phó đầu ngành cấp tỉnh cũng không tránh khỏi bức xúc.

Ông N.H,Đ...thể hiện bức xúc trên trang cá nhân: Tình hình căng thẳng, lên Bệnh viện khám lấy thuốc bảo hiểm y tế, được cho toa ra ngoài mua vì bệnh viện hết thuốc. Đi mấy vòng mới mua đủ thuốc, số tiền phát sinh gần 2 triệu đồng/tháng. Chết rồi”!

Dòng trạng thái của người bệnh mua bảo hiểm y tế và thuộc diện được bảo vệ sức khỏe của tỉnh Bình Dương nói về thiệt thòi, tốn kém của người bệnh do bệnh viện thiếu thuốc

Cùng hoàn cảnh với ông Đ, nhiều cán bộ hưu trí thuộc diện được Bảo vệ sức sức khỏe cũng không tránh khỏi cảnh thiếu thuốc phải chọn cách ra ngoài mua hoặc chuyển viện...
Ngoài thuốc bảo hiểm y tế, thì vật tư y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương cũng rơi vào tình trạng cạn kiệt. Bà C.T.T...ngụ phường Hiệp Thành, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có chồng chạy thận nhân tạo tại khoa Thận Nhân tạo Bệnh viên đa khoa tỉnh Bình Dương chua chát kể: Chồng tôi chạy thận 2 lần/tuần. Mạng sống lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Khi vào phòng chạy thận, nhân viên y tế đưa ra tờ giấy ghi sẵn các loại dụng cụ, vật tư y tế rồi yêu cầu tôi ký tên đồng ý ra ngoài mua. Tình cảnh này mà không đồng ý thì chồng tôi chỉ có chết!

Bảo hiểm y tế đã có luật và tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện mỗi năm đều tăng do nhận thức và ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân tăng cao. Là tỉnh phát triển tóp đầu cả nước mà người bệnh thuộc diện bảo hiểm y tế bị thiếu thuốc kéo dài là câu chuyện rất khó hiểu. Nhiều người vì quá bức xúc đã hằn học thốt lên “Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm thì bị lên án, truy cứu trách nhiệm. Còn người bệnh mua bảo hiểm y tế để bảo vệ sức khỏe bản thân mà không được bảo hiểm thì không biết đi đòi ở đâu”?

Bạn đang đọc bài viết Bình Dương: Người bệnh lao đao vì BV thiếu thuốc bảo hiểm y tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới