Thứ tư, 18/09/2024 18:11 (GMT+7)

Bình Thuận đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững

Bảo My -  Thứ sáu, 09/08/2024 11:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tỉnh Bình Thuận đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) theo hướng bền vững, tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp hỗ trợ.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. 

Hiện trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận có 9 KCN được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô diện tích hơn 2.930 ha, bao gồm 8 KCN đa ngành và 1 KCN chuyên ngành chế biến titan. Theo Ban Quản lý các KCN Bình Thuận, đến nay có 7 KCN đã và đang đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: KCN Phan Thiết giai đoạn 1 (diện tích 68 ha), KCN Phan Thiết giai đoạn 2 (40,7 ha), KCN Hàm Kiệm I (132,67 ha), KCN Hàm Kiệm II (hơn 402 ha), KCN Sông Bình (300 ha), KCN Tuy Phong (150 ha), KCN Tân Đức (300 ha). Còn lại KCN Sơn Mỹ 1 (1.070 ha) đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và KCN Sơn Mỹ 2 - giai đoạn 1 (468,35 ha) hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Ngoài đầu tư gần 7.225 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng, các KCN trên địa bàn Bình Thuận bước đầu thu hút được 87 dự án thứ cấp còn hiệu lực (trong đó có 62 dự án trong nước, 25 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký hơn 16.722 tỷ đồng và 206,33 triệu USD. Riêng tại KCN Sơn Mỹ 1 cũng có 3 dự án quy mô lớn đăng ký triển khai là Nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ I, Nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II và dự án Kho cảng khí LNG Sơn Mỹ có tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD...

Được biết, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các dự án đầu tư trong KCN trên địa bàn Bình Thuận so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đã tăng đáng kể qua các năm. Cùng với đó, các dự án trong KCN cũng thúc đẩy giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh với giai đoạn 2006 - 2010 đạt tốc độ tăng trưởng hơn 214%, trong khi giai đoạn 2011 - 2015 tăng xấp xỉ 149%, còn giai đoạn 2016 - 2020 là gần 30% và từ năm 2021 đến nay là 48,96%... Gần đây, việc thu hút dự án hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo vào KCN tiếp tục cho thấy những chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng số lượng quy mô lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Đối với hàng chục dự án thứ cấp trong KCN sau khi đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh đã tham gia tạo việc làm ổn định cho hơn 2.500 lao động vào giai đoạn đầu và hiện tăng lên khoảng 11.000 lao động. Đặc biệt, các KCN được đầu tư tại địa phương còn cung cấp môi trường lao động công nghiệp hiện đại, góp phần đào tạo nguồn nhân lực mà nhất là lực lượng trẻ với tác phong làm việc công nghiệp, ứng xử có nguyên tắc và chuyên nghiệp… Mặt khác thông qua đầu tư phát triển hạ tầng KCN và kết nối đồng bộ với kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN cũng tác động đến việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương.

Đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững

Bước vào giai đoạn mới, Bình Thuận tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hoàn thành hạ tầng kỹ thuật các KCN đã thành lập cũng như đổi mới, nâng cao hiệu quả thu hút dự án thứ cấp. Đồng thời sớm hình thành tổ hợp công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics, cảng biển, kho cảng khí LNG tại khu vực Hàm Tân - La Gi gắn với bến cảng tổng hợp Sơn Mỹ. Ngoài ra cũng xem xét mở rộng 6 khu công nghiệp theo nhu cầu phát triển của tỉnh, xúc tiến nghiên cứu hình thành khu kinh tế ven biển phía Nam Bình Thuận thuộc địa bàn huyện Hàm Tân và thị xã La Gi (dự kiến khoảng 27.000 ha)… Qua đó tập trung khai thác hiệu quả và phát huy vai trò “đầu tàu” của các KCN, khu kinh tế trên lĩnh vực công nghiệp cũng như hướng tới đóng góp quan trọng trong thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương vươn lên tương xứng tiềm năng, lợi thế mà Bình Thuận đang nắm giữ…

Theo định hướng của tỉnh Bình Thuận, việc thu hút đầu tư vào các KCN sẽ được thực hiện một cách chọn lọc, ưu tiên các dự án sản xuất sản phẩm có lợi thế, giá trị gia tăng cao và hàm lượng công nghệ cao. Đặc biệt, tỉnh sẽ có chính sách ưu đãi đặc biệt cho các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, Bình Thuận cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho các KCN. Tỉnh sẽ phối hợp với các sở, ngành và chủ đầu tư KCN để dự báo nhu cầu lao động, tổ chức đào tạo nghề và ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương.

Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCN, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến và phát triển các dịch vụ tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ.

Bình Thuận cũng cam kết tiếp tục hoàn thiện và cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đồng thời, tỉnh sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong KCN, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Bạn đang đọc bài viết Bình Thuận đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bắc Ninh: Xu hướng mới trong phát triển các Khu công nghiệp
Bắc Ninh đang định hướng phát triển KCN theo hướng có chọn lọc, lựa chọn các dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng nhiều lao động, tăng hàm lượng khoa học, công nghệ, giảm tiêu hao năng lượng,...

Tin mới