Thứ ba, 28/11/2023 16:14 (GMT+7)

Blockchain đặt ra thách thức cho nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thông qua các giao dịch tiền mã hoá

Xuân Bắc -  Thứ bảy, 23/09/2023 06:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công nghệ blockchain phát triển nhanh chóng, mở ra cơ hội tăng trưởng cho ngành tài chính, nhưng cũng tạo ra thách thức trong việc phòng chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa khi các hành vi rửa tiền trở nên tinh vi và phức tạp hơn.

Nối tiếp thành công của hội nghị tổ chức tại Hà Nội, ngày 22/9, tại TP. HCM, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Blockchain Việt Nam tiếp tục tổ chức Hội nghị “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa”.

tm-img-alt
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Hội nghị là hoạt động nằm trong khuôn khổ triển khai Luật Phòng, chống rửa tiền, Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền.

Phát biểu khai mạc hội nghị, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ tháng 3/2023, ngay sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

tm-img-alt
Các chuyên gia cho biết hiện thủ đoạn với loại tội phạm rửa tiền thông qua các giao dịch tiền mã hoá ngày càng tinh vi.

Quá trình xây dựng Luật, Nghị định và Thông tư, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với đơn vị soạn thảo, đặc biệt là Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) để tham gia góp ý, tổ chức hội thảo, toạ đàm với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế.

Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15, có hiệu lực từ ngày 1/3/2023 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền , gồm Nghị định số 19/2023/NĐ-CP và Thông tư số 09/2023/TT-NHNN với nhiều nội dung mới, được đánh giá là khắc phục hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền.

Ông Hùng cũng cho biết thêm, trong bối cảnh hội nhập, sự bùng nổ công nghệ khiến nhiều phương thức, thủ đoạn của tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp. Đặc biệt đối với lĩnh vực tiền kỹ thuật số, tiền ảo (tiền mã hoá) nơi mà hành lang pháp lý chưa hoàn thiện đầy đủ.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Việt Hùng, Cố vấn cấp cao Hiệp hội Blockchain Việt Nam thông tin một số nội dung liên quan đến quy định phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa.

Theo đó, ngành công nghệ Blockchain đã mở ra kỷ nguyên mới về công nghệ và đến nay đã ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của xã hội như: Tài chính - ngân hàng, thương mại du lịch, bảo hiểm đến các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các vấn đề khác. Có thể nói, công nghệ Blockchain đã ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều lĩnh vực bởi tính năng bảo mật và quyền riêng tư.

Báo cáo gần đây của Boston Consulting Group (BCG) ước tính, giá trị tài sản mã hóa trên toàn thế giới sẽ lên đến 16.000 tỷ USD vào năm 2030, tương ứng 10% GDP toàn cầu. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra các tồn tại vô hình mang tính thách thức trong công tác quản lý, đặc biệt là đối với các hoạt động rửa tiền xuyên biên giới.

Mặt khác, rửa tiền là hành vi tội phạm được định nghĩa là việc hợp pháp hóa các tài sản do phạm tội mà có. Theo Văn phòng Ma túy và Tội phạm trực thuộc Liên Hợp quốc, tổng giá trị hoạt động rửa tiền trên toàn cầu mỗi năm có thể ngang bằng 2-5% GDP toàn thế giới, tương đương 800 - 2.000 tỷ USD và đây là một ước tính được đánh giá còn khá khiêm tốn.

Tại Việt Nam, do chưa có khung pháp lý cụ thể, đồng thời do thiếu hụt về quy trình, nhân sự chất lượng cao về tiền mã hóa và tài sản số, nên mặc dù Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã có hiệu lực từ ngày 1/3/2023 nhưng các tổ chức tín dụng, các cơ quan nhà nước còn lúng túng trong việc xử lý các hành vi có liên quan đến loại hình tài sản mới này.

Tại hội nghị, các chuyên gia cũng nêu về các thủ đoạn với loại tội phạm rửa tiền. Ví dụ, khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền thông qua trung gian thanh toán, ví điện tử, các đối tượng có thể thực hiện hành động này ở bất cứ đâu trên thế giới và bất cứ thời điểm nào. Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ cũng không thể xác minh danh tính thực sự của cá nhân truy cập vào tài khoản… nên các đối tượng ít có khả năng bị theo dõi hơn.

Bạn đang đọc bài viết Blockchain đặt ra thách thức cho nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thông qua các giao dịch tiền mã hoá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khoa học về nấm mốc trên thực phẩm
Nấm mốc trên thực phẩm không phải lúc nào cũng nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng có thể phát triển sâu bên trong thực phẩm trước khi tạo ra hàng tỷ bào tử, hình thành lớp mốc nhiều màu sắc bao phủ bên ngoài.

Tin mới

Lịch phát sóng VTV3 ngày 28/11/2023
Lịch phát sóng VTV3 ngày 28/11/2023 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV3 ngày 28/11/2023 với nhiều chương trình hấp dẫn.
Lịch phát sóng VTV1 ngày 28/11/2023
Lịch phát sóng VTV1 ngày 28/11/2023 với nhiều chương trình đặc sắc. Cập nhập nhanh nhất và chính xác nhất Lịch phát sóng VTV1 ngày 28/11/2023 với nhiều chương trình hấp dẫn.