Thứ năm, 18/04/2024 19:59 (GMT+7)

Bộ GD-ĐT phản hồi kiến nghị bỏ phương thức xét tuyển đại học bằng học bạ

Song Lam -  Thứ sáu, 10/02/2023 14:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ GD-ĐT đã có Công văn số 220/BGDĐT-VP phúc đáp kiến nghị của cử tri Thanh Hóa về việc nghiên cứu bỏ việc xét tuyển đại học qua học bạ do đang nảy sinh việc "làm đẹp" học bạ và "chạy điểm".

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Theo đó, cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu bỏ việc xét tuyển đại học qua học bạ, hiện nay đang nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc “làm đẹp” học bạ và “chạy điểm” của các nhà trường.

Quan tâm việc nhiều trường đại học, nhất là các ngành kỹ thuật, khối ngành y, dược tăng học phí rất cao, ảnh hưởng đến nguyện vọng và nhu cầu của nhiều gia đình và chưa phù hợp với mức thu nhập bình quân thực tế của người dân; điều chỉnh lộ trình thu học phí theo hướng tăng dần theo mức trần và quy định cụ thể về mặt thời gian để hoàn thành việc tăng học phí.

Trả lời vấn đề này, trong văn bản, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 quy định các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh.

Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ GD-ĐT (Điều 6 quy định về phương thức tuyển sinh) đã cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục đại học, trong đó cũng chỉ quy định về mặt nguyên tắc để đảm bảo công khai, minh bạch và bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo; đồng thời để các cơ sở giáo dục đại học thống nhất thực hiện trong việc tuyển sinh và quy định Bộ GD-ĐT chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế.

Từ năm 2016 đến nay, xét học bạ trở thành phương thức xét tuyển đại học phổ biến với những ưu điểm như giúp thí sinh chủ động lựa chọn thời gian xét tuyển, giảm áp lực thi cử đối với kỳ thi tốt nghiệp, cơ hội chọn ngành nghề đa dạng, tiêu chí và điều kiện xét tuyển dựa trên kết quả học tập trong suốt quá trình chứ không bị phụ thuộc vào một kỳ thi duy nhất. Hầu hết trong số hơn 240 trường đại học, học viện trên cả nước dành chỉ tiêu cho phương thức này.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2022, các trường dành khoảng 240.000 chỉ tiêu cho phương thức xét học bạ và xét tuyển kết hợp học bạ với các tiêu chí khác, chiếm 40% tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học. Tỷ lệ nhập học của phương thức xét học bạ là 36,2%, cao thứ hai trong 18 phương thức, chỉ sau xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (52,3%).

Cũng theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, công tác tuyển sinh năm 2023 về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022.

Bộ GD-ĐT không ban hành quy chế tuyển sinh mới nhưng sẽ có một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật, giao diện… trên phần mềm của Hệ thống tuyển sinh chung. Qua đó, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và thí sinh trong quá trình xét tuyển; hạn chế tối đa nhầm lẫn.

Bạn đang đọc bài viết Bộ GD-ĐT phản hồi kiến nghị bỏ phương thức xét tuyển đại học bằng học bạ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.