Thứ sáu, 29/03/2024 03:46 (GMT+7)

Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm về ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo với giáo dục

An Hạ -  Thứ hai, 13/02/2023 15:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 13/2, Bộ GD – ĐT, tổ chức Tọa đàm ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích và thách thức đối với giáo dục với sự tham gia của các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các học giả, các giáo viên.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Tọa đàm "ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích và thách thức đối với giáo dục" được tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các học giả, các giáo viên thảo luận và chia sẻ quan điểm về ảnh hưởng của AI đến tương lai của giáo dục. Đồng thời, tăng cường sự hợp tác giữa các chuyên gia, giáo viên và nhà quản lý tìm ra các giải pháp cho những vấn đề về giáo dục và xây dựng kế hoạch tương lai sử dụng và ứng dụng AI.

Tọa đàm bao gồm 2 chủ đề thảo luận: Trí tuệ nhân tạo và tương lai giáo dụcTrí tuệ nhân tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Chủ đề thảo luận "Trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục" có tham dự của PGS.TS. Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GDĐT; GS.TS. Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; PGS.TS. Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội và ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề thảo luận "Trí tuệ nhân tạo và tương lai giáo dục" có sự tham dự của PGS.TS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; TS. Nguyễn Thành Nam, Nhà sáng lập FUNiX; ông Phùng Việt Thắng, Phó Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam và TS. Lê Thống Nhất, chuyên gia giáo dục.

Trước sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI, gần đây là sự ra đời của ChatGPT đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu và hiện đang là chủ đề thảo luận, nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới, Bộ GD-ĐT và ngành Giáo dục đã chủ động tìm hiểu và nhận thức rõ cơ hội cũng như thách thức đặt ra của ChatGPT và AI đối với giáo dục, sẽ sớm có những nghiên cứu thấu đáo và hành động phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực, phát huy hiệu quả tác động tích cực của AI nói chung và ChatGPT nói riêng trong giáo dục.

tm-img-alt
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) giao Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Tọa đàm "ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích và thách thức đối với giáo dục". Ảnh: Báo GDTĐ

Trước sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI, gần đây là sự ra đời của ChatGPT đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu và hiện đang là chủ đề thảo luận, nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới, Bộ GDĐT và ngành Giáo dục đã chủ động tìm hiểu và nhận thức rõ cơ hội cũng như thách thức đặt ra của Chat GPT và AI đối với giáo dục, sẽ sớm có những nghiên cứu thấu đáo và hành động phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực, phát huy hiệu quả tác động tích cực của AI nói chung và ChatGPT nói riêng trong giáo dục.

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà đang ảnh hưởng sâu rộng đến các khía cạnh xã hội. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả công việc, học tập, đáp ứng sự phát triển xã hội, phục vụ cuộc sống con người tốt hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo định hình tương lai giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Bạn đang đọc bài viết Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm về ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo với giáo dục. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dạy triết ở Trường ĐH VinUni
Trong các tiết học Triết học, thay vì lý thuyết suông về các vấn đề vĩ mô, sinh viên VinUni sẽ được học cách nghi ngờ, cách phản biện, không tin lời người khác nói, thậm chí là không nghĩ lời giảng viên luôn đúng.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.