Thứ năm, 25/04/2024 13:56 (GMT+7)

Bộ GTVT 'loay hoay' triển khai dự án mở rộng Tân Sơn Nhất

MTĐT -  Thứ hai, 04/03/2019 17:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong thông báo số 142/TB-VPCP, Chính phủ chỉ đạo rõ về trách nhiệm triển khai của các Bộ, ngành liên quan để “dọn đường” cho dự án cấp thiết này được sớm triển khai một cách thuận lợi nhất.

Trong lần trả lời báo chí mới nhất ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, “Bộ GTVT vừa nhận được đề nghị của FLC. Trong trường hợp có nhiều hơn một nhà đầu tư sẽ phải tổ chức đấu thầu cạnh tranh. Nội dung này chúng tôi đang tập hợp tất cả các đề xuất. ACV có nghiên cứu chi tiết tương tự đề án tiền khả thi còn FLC mới đề nghị chưa có nghiên cứu cụ thể”.

Dự án xây dựng nhà ga T3 trên cơ sở quy hoạch chi tiết của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được phê duyệt, Chính phủ đã giao Bộ GTVT. Trước điều kiện đầu tư cấp bách do tình hình ách tắc cả trên bầu trời và dưới mặt đất của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nhà ga T3 là một trong những công trình ưu tiên kêu gọi đầu tư. Trên cơ sở quá trình đó, Bộ GTVT đã công khai quy hoạch và hiện tại có ACV, đơn vị được giao quản lý khai thác cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đề nghị được đầu tư Nhà ga T3.

ACV có nghiên cứu chi tiết tương tự đề án tiền khả thi nhưng theo ông Đông, từ 29/9/2018, ACV chuyển về Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại DN và đã có việc các cơ quan xem xét chủ trương đầu tư dự án này, huy động vốn xã hội hoá, do đó liên quan đến cơ quan chủ quản quản lý DN đầu tư đó.

“FLC mới đề nghị, chưa có nghiên cứu cụ thể, tóm lại chúng tôi sẽ tập hợp lại và làm việc với các cơ quan của Chính phủ cũng như Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại DN để lựa chọn sớm nhà đầu tư theo quy định của pháp luật”, Thứ trưởng Đông nói.

Tuy nhiên, vấn đề là việc triển khai dự án đã kết luận theo văn bản số 142/TB-VPCP ngày 15/4/2018 của Chính phủ. Cụ thể, văn bản của văn phòng Chính phủ nêu rõ: Thủ tướng lựa chọn phương án do Công ty tư vấn Adp-I đề xuất, cụ thể là thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch mở rộng, đầu tư và dây dựng mới một nhà ga hành khách hiện đạu, đồng bộ và đạt tiêu chuẩn Quốc tế tại khu vực phía Nam để đáp ứng yêu cầu phục vụ đạt 20 triệu hành khách/năm.

Theo quy hoạch đến năm 2025, sân bay đạt công suất thiết kế 50 triệu hành khách/năm.

Chính phủ giao bộ GTVT có trách nhiệm chỉ đạo ADP-I tiếp tục phối hợp với ADCC hoàn thiện phương án điều chỉnh Quy hoạch, bảo đảm hiệu quả cao nhất. Đồng thời phối hợp với UBND TP.HCM nghiên cứu, tính toán tổng thể, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm giảm ùn tắc giao thông tin khu vực bên ngoài Cảng hàng không – Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Chỉ đạo, hoàn thiện hồ sơ pháp lý để Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mở rộng Cảng hàng không qốc tế và các Quy hoạch liên quan tại khu vực Cản hàng không – Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, các dự án đầu tư mở rộng.., đề xuất phương án và nguồn vốn đầu tư, các cơ chế, chính sách để khởi công dự án trong thời gian sớm nhất, đồng thời xác định cụ thể lộ trình triển khai chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà ga hàng hóa… theo đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

Trong thông báo số 142/TB-VPCP cũng chỉ đạo rõ về trách nhiệm triển khai của các Bộ, ngành liên quan để “dọn đường” dự án cấp thiết này được sớm triển khai một cách thuận lợi nhất. 

Cảng hàng không Tân Sơn Nhất có tổng diện tích đất được quy hoạch điều chỉnh là 791 ha (chưa bao gồm diện tích đất quốc phòng), trong đó diện tích cảng hiện hữu là 545 ha; diện tích đất quốc phòng đã tạm bàn giao làm sân đỗ gần 20 ha; diện tích đất quốc phòng liên danh với hàng không dân dụng hơn 18ha; diện tích đất quy hoạch bổ sung phía Nam hơn 35 ha; diện tích đất bổ sung phía Bắc hơn 171 ha.

Theo quy hoạch đến năm 2025, sân bay đạt công suất thiết kế 50 triệu hành khách/năm, sản lượng vận chuyển hàng hóa từ 0,8-1 triệu tấn/năm.

Đối với nhà ga, quy hoạch mới sử dụng hệ thống nhà ga hành khách T1 và T2 hiện hữu; cải tạo, mở rộng công suất đạt khoảng 30 triệu khách/năm. Đồng thời, bổ sung nhà ga hành khách T3 ở phía Nam đáp ứng công suất 20 triệu khách/năm.

Trong báo cáo mới nhất về việc đầu tư xây dựng, nâng cấp 16 sân bay, phía ACV tính toán, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến sẽ mất khoảng 13.000 - 15.000 tỷ đồng.

Theo ACV nguồn vốn trên sẽ được tài trợ từ nguồn vốn của ACV. Nếu được Chính phủ, Bộ GTVT đồng ý, phía ACV dự kiến sẽ khởi công dự án ngay trong Quý 2/2019.

Bạn đang đọc bài viết Bộ GTVT 'loay hoay' triển khai dự án mở rộng Tân Sơn Nhất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới