Thứ sáu, 26/04/2024 04:43 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT kiểm tra công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Ninh Bình

MTĐT -  Thứ sáu, 08/07/2022 19:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng nay 8/7, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã đến kiểm tra công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại tỉnh Ninh Bình.

tm-img-alt
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc. Nguồn: internet

Báo cáo cụ thể tình hình GD-ĐT tại địa phương, ông Phan Thành Công, Giám đốc Sở GD-ĐT Ninh Bình cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh có 477 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, GDTX cấp THPT (trong đó có 12 trường tư thục); mỗi xã có ít nhất 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS; mỗi huyện, thành phố có ít nhất 2 trường THPT và 1 trung tâm GDNN-GDTX. Trên địa bàn tỉnh hiện có 8 trường trung cấp, 9 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, 5 trường cao đẳng và 1 trường đại học.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của Ninh Bình cơ bản đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo tăng dần qua từng năm, đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục. Toàn tỉnh có 15.288 cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong đó có 3 tiến sỹ, trên 600 thạc sỹ. Tỷ lệ nhà giáo có trình độ đạt chuẩn trở lên là 93,7%, trong đó trên chuẩn chiếm 33%.

Quy mô trường lớp các cấp học đáp ứng nhu cầu của nhân dân; chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được củng cố vững chắc và nâng cao, đạt được các mức độ cao nhất. Công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục, nền nếp chuyên môn được tăng cường.

Hằng năm, tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường ở độ tuổi nhà trẻ đạt từ 36% đến 40% (cao hơn tỷ lệ bình quân của cả nước); ở độ tuổi mẫu giáo đạt từ 97% đến 99%; riêng trẻ 5 tuổi luôn đạt trên 99%. Tỷ lệ trẻ vào lớp 1 trên 99%. Có từ 85% đến 93% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT và GDTX, học trung cấp nghề. 100% các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập THCS mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2. Ninh Bình là một trong ba tỉnh của cả nước dẫn đầu về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt. Từ đầu năm học đến nay, học sinh cơ bản được học tập trực tiếp tại trường, thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động giáo dục.

Kết quả, chất lượng giáo dục toàn diện của tỉnh được củng cố và nâng cao. Hằng năm, học sinh trong tỉnh tham gia các kỳ thi, cuộc thi cấp quốc gia và khu vực đều đạt được kết quả tốt, nằm trong tốp khá khu vực Đồng bằng Sông Hồng và trên cả nước…

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được và đề xuất các giải pháp trong thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, tập trung vào các nội dung: Thay sách giáo khoa mới; đổi mới trong giáo dục và đào tạo hiện nay; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên; công tác tuyển dụng, tiếp nhận, thu hút và chi trả chế độ, chính sách cho ngành...

Khẳng định sự quan tâm của tỉnh Ninh Bình với công tác GD-ĐT, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: Năm 2022 tỷ lệ chi ngân sách cho GD-ĐT chiếm 25% trên tổng chi ngân sách địa phương. Tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển giáo dục, như chính sách về học phí, đầu tư cơ sở vật chất…

“Nếu Bộ GD-ĐT hỗ trợ, Ninh Bình sẵn sàng triển khai, sẵn sàng cầu thị. Nếu có mô hình giáo dục có thể triển khai diện rộng, Ninh Bình sẵn sàng làm” - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định.

Đánh giá cao nỗ lực của ngành Giáo dục thời gian qua, tuy nhiên, theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thu Hà, giáo dục Ninh Bình vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, như: Giáo dục phổ thông tương đối tốt, nhưng giáo dục mũi nhọn còn hạn chế; thiếu các trường chất lượng cao…

“Ngành Giáo dục đã làm tốt rồi nhưng vẫn ở mức tròn vai, chưa có sự bứt phá, chiều sâu, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh”. Chia sẻ điều nay, bà Nguyễn Thị Thu Hà mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, định hướng của Bộ GD-ĐT để giáo dục Ninh Bình phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh, có sự bứt phá trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình những năm qua. Bộ trưởng cho biết, nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo trong thời gian tới là rất nặng nề, khó khăn, nhất là trong lộ trình đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Do đó, Bộ trưởng mong muốn tỉnh nhận thấy được thuận lợi, khó khăn để phối hợp, triển khai; huy động sự vào cuộc của toàn xã hội nhằm từng bước tháo gỡ, khắc phục khó khăn, thực hiện nhiệm vụ hiệu quả. Ninh Bình cần đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho hoạt động giáo dục, quan tâm đến đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên dạy các môn học mới, có chế độ, chính sách phù hợp trong đào tạo, tuyển dụng... Đặc biệt, dịch COVID-19 vẫn đang là nguy cơ, thách thức, nên phải chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó, tận dụng thời gian để triển khai chương trình dạy học trong năm học mới 2022-2023...

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cũng thống nhất, chia sẻ với những khó khăn, bất cập tại địa phương, mong muốn tỉnh Ninh Bình tiếp tục dành sự quan tâm hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục. Với những kiến nghị, đề xuất của tỉnh Ninh Bình, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp thu, nghiên cứu, xem xét và có sự điều chỉnh, giải quyết phù hợp trong thời gian tới.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà và Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian qua. Với những kết luận và định hướng, gợi mở của Bộ trưởng và đoàn công tác, tỉnh sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian. Đó là đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục, chú ý quy hoạch phát triển giáo dục, quan tâm đến công tác biên chế, tổ chức bộ máy... Đồng thời, tỉnh tiếp tục nỗ lực để có thêm nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đề ra chiến lược phát triển đồng bộ, tạo bước đột phá trong thực hiện nhiệm vụ, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh ngày càng phát triển hơn nữa.

tm-img-alt
Bộ trưởng kiểm tra công tác tổ chức thi điểm thi Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình). Nguồn: internet

Trước đó, Đoàn công tác đã kiểm tra công tác thi tại điểm thi Trường Trung học phổ thông Hoa Lư A (huyện Hoa Lư). Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã động viên cán bộ làm nhiệm vụ thi nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy chế và các văn bản hướng dẫn; bảo đảm cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, hiệu quả. Bộ trưởng cũng động viên các thí sinh, mong các em giữ gìn sức khỏe, bình tĩnh, tự tin, an tâm làm bài để đạt kết quả cao nhất.

Thanh Hạ (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Bộ trưởng Bộ GD-ĐT kiểm tra công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Ninh Bình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.