Thứ sáu, 26/04/2024 02:16 (GMT+7)

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn về lĩnh vực giáo dục và đào tạo

MTĐT -  Thứ năm, 11/11/2021 16:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trả lời chất vấn các ĐB, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho biết, học trực tuyến là biện pháp mà ngành giáo dục, thầy và trò ứng phó với dịch bệnh, nhưng việc triển khai còn nhiều khó khăn.

Có tới 1,867 triệu em hiện không có bất kỳ thiết bị gì trong tay để học tập. 

ĐB Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng chất vấn, học trực tuyến nhưng vẫn áp dụng chương trình như học trực tiếp, gây áp lực cho giáo viên và học sinh. Bộ trưởng cho biết, Bộ GD-ĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn nội dung cốt lõi để dạy trên truyền hình, dạy trực tuyến. Việc tinh giản chương trình được Bộ làm 2 lần trong thời kỳ có dịch bệnh, năm học này, Bộ xác định chương trình cốt lõi. Không phải là năm nào cũng tinh giản, cắt gọt đi, mà chú trọng vào nội dung cốt lõi để dạy và học. Khi học sinh quay lại trường sẽ củng cố và mở rộng thêm nội dung cốt lõi. Dạy và học trực tuyến cũng như thi, kiểm tra đều bám quanh nội dung cốt lõi. “Không phải là bê nội dung chương trình dạy trực tuyến”, Bộ trưởng khẳng định.

Trả lời chất vấn các ĐB, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho biết, học trực tuyến là biện pháp mà ngành giáo dục, thầy và trò ứng phó với dịch bệnh, nhưng việc triển khai còn nhiều khó khăn. Có tới 1,867 triệu em hiện không có bất kỳ thiết bị gì trong tay để học tập. Thậm chí, có gia đình 2-3 anh chị em chỉ có một điện thoại để học. Thực trạng này đã khiến nhiều học sinh dần bỏ học. "Giải quyết vấn đề này cấp bách hơn là đánh giá xem các cháu học được gì từ chương trình trực tuyến", Bộ trưởng thừa nhận, nhiều nơi chỉ dừng ở mức độ học được chút nào thì tốt chút đó, rất may là vừa qua ở nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... do dịch không phức tạp nên các cháu được học trực tiếp.

tm-img-alt
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Học sinh, sinh viên không được tới trường

Sáng 11/11, báo cáo Quốc hội trước phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, gần hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn và tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề.

Trong bối cảnh dịch bệnh, kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một thời gian rất dài. Trên 7 vạn sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực. Việc học tập trực tuyến trong điều kiện hạ tầng không đồng bộ, hạn chế, bất cập giữa các địa phương, nhà trường... gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tiêu cực cho các nhà trường, gia đình.

Toàn ngành đã, đang và sẽ tiếp tục nỗ lực, chủ động khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần trách nhiệm để bảo đảm việc dạy – học không bị gián đoạn.

Điều chỉnh theo hướng tập trung dạy và học nội dung cốt lõi

Trong báo cáo gửi tới các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành Giáo dục là một trong những ngành chịu tác động, ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất của dịch Covid-19.

Trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, dự kiến còn có thể kéo dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp để bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bộ đã chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Không tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình đối với cấp học mầm non.

Bộ đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ năm học bảo đảm thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa tổ chức hoàn thành nhiệm vụ năm học; điều chỉnh tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tập trung dạy và học nội dung cốt lõi các môn học trong điều kiện phòng, chống dịch; hướng dẫn địa phương chủ động linh hoạt chuyển đổi giữa dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến, trên truyền hình; duy trì dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình để hỗ trợ dạy học trực tiếp...

Về dạy thêm trực tuyến

Bộ trưởng nêu rõ, việc dạy thêm học thêm trong trạng thái bình thường đã không được. Nhất là trong bối cảnh học sinh phải học trực tuyến đã rất căng thẳng, càng phải lên án. Bộ trưởng đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.

Về việc lớp 1 học trên đài truyền hình có đảm bảo chất lương không

Bộ trưởng cho biết học sinh lớp 1 và lớp 2 chủ yếu học trên truyền hình. Các trường có thật đầy đủ điều kiện mới dạy trực tuyến. Hơn 2 tháng vừa qua, Bộ phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam đã triển khai các bài giảng, theo thống kê có hàng triệu học sinh vào học, xem. Trong tất cả các giải pháp, khó có giải pháp nào đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh dịch bệnh, đối với các cháu lớp 1, lớp 2 việc dạy trên truyền hình là tương đối tối ưu./.

An Hạ (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.