Thứ năm, 18/04/2024 20:33 (GMT+7)

Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ công thức tạo đột phá cho ngành Tài nguyên Môi trường

MTĐT -  Thứ sáu, 05/08/2022 08:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường là một trong những Bộ đa ngành đầu tiên được thành lập tại Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 5.8.2022.

Bộ Tài nguyên và Môi trường là một trong những Bộ đa ngành đầu tiên được thành lập tại Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 5.8.2022. Trong 20 năm qua, ngành tài nguyên và môi trường vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thuận lợi, thời cơ từng bước củng cố vững chắc nền tảng, khẳng định vị thế, vai trò quan trọng. Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập, Báo Lao động có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

TẠO DỰNG NỀN TẢNG

Tài nguyên và Môi trường là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, 20 năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều hoạt động nhằm đưa ngành ngày càng phát triển, khẳng định vị trí, vai trò của mình. Xin Bộ trưởng có thể điểm qua những dấu son trong 20 năm và những thành tựu mà ngành đã đạt được trong thời gian vừa qua?

- Ngay từ khi mới thành lập vào năm 2002, trong một thời gian ngắn Bộ nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy; củng cố, phát triển nền tảng quản lý đa ngành từ trung ương đến địa phương.

Trong giai đoạn đất nước phải đương đầu với khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Bộ đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa để phát huy nguồn lực tài nguyên, từng bước nâng cao giá trị đóng góp cho ngân sách, tạo thêm xung lực cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.

Bảo vệ môi trường được chú trọng gắn với phát triển kinh tế- xã hội; được lồng ghép vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình dự án. Cũng chính từ thời điểm này, mô hình phát triển bền vững đã được quan tâm, thúc đẩy, làm tiền đề cho con đường phát triển tiếp theo của đất nước.

Khi thế giới phải tập trung ứng phó với thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21 là biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế biển xanh, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, nước ta cũng đẩy mạnh thực hiện quá trình chuyển dịch mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, phát triển bền vững kinh tế biển.

Bộ trưởng Trần Hồng hà cùng các đại biểu trồng cây tại Rừng ngập mặn Đồng Rui tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Bộ trưởng Trần Hồng hà cùng các đại biểu trồng cây tại Rừng ngập mặn Đồng Rui tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Bộ đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, các Nghị quyết số 19-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đất đai, Nghị quyết số 36-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường 2020 với nhiều chính sách, giải pháp đột phá, đánh dấu giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất là chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo vệ sức khỏe người dân.

Bộ đã đổi mới tư duy làm chính sách chuyển từ thắt chặt quản lý bằng công cụ hành chính sang áp dụng các công cụ kinh tế, tạo lập môi trường thuận lợi, dẫn dắt và thúc đẩy doanh nghiệp và người dân thực hiện. Tư duy bảo vệ môi trường đã chuyển bị động ứng phó, khắc phục sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi môi trường, các hệ sinh thái.

Chủ động hội nhập, đóng góp nhiều sáng kiến toàn cầu, khu vực về môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Tham gia Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại (COP21) năm 2015 và đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tuyên bố các nhà chính trị về sử dụng đất và lâm nghiệp, tham gia Liên minh toàn cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu tại COP26 năm 2021.

TRONG NGUY CÓ CƠ

Để đạt được những thành tựu đó, chắc hẳn Bộ TNMT đã trải qua không ít những khó khăn, thách thức? Xin Bộ trưởng chia sẻ về những khó khăn và ngành đã trải qua và động lực để vượt qua những khó khăn đó?

- Các lĩnh vực quản lý ngành đều là hết sức phức tạp, nhạy cảm, đặc biệt quan trọng, hệ trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước. Vì vậy, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ đều có những khó khăn, thách thức.

Lĩnh vực quản lý về đất đai luôn nằm trong top lĩnh vực nóng bỏng; số lượng người dân khiếu kiện, khiếu nại đông, phức tạp, nhiều nơi xảy ra xung đột. Câu hỏi làm thế nào để tài nguyên đất đai được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, hài hòa giữa các chủ thể, giữa các thế hệ luôn được đặt ra, chính vì vậy mà cứ 10 năm lại đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới.

Lĩnh vực khai thác khoáng sản chưa được quản lý chặt chẽ, tình khai thác trái phép, sử dụng thiếu hiệu quả, quá trình khai thác gây ra quá nhiều hệ luỵ về môi trường.

Thiên tai, biến đổi khí hậu tác động ngày càng khó lường, không chỉ miền Trung, mà các vùng núi cao phía Bắc, Tây Nguyên; vấn đề xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL diễn ra liên tục…

Mưa lũ, thiên tai ngày càng khó lường.
Mưa lũ, thiên tai ngày càng khó lường.

Những sự cố về môi trường như sự cố về Vedan, sự cố cá chết trên biển miền Trung do Formosa gây ra, khiến 200km bờ biển từ Hà Tĩnh vào tới Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng. Ở thời điểm đó, những sự cố môi trường điển hình như Formosa diễn ra liên tục, ở nhiều địa bàn khác nhau, trong khi cơ quan quản lý hết sức bất ngờ, bị động...

Thế nhưng, “trong nguy luôn có cơ”, chúng ta cũng tìm ra những giải pháp, những hướng đi đúng đắn. Ở giai đoạn đó, chúng tôi tập trung toàn tâm toàn ý, quyết tâm với tinh thần đổi mới, sáng tạo giải quyết một cách khoa học, bài bản, chuyển hóa các thách thức thành cơ hội. Đó là chuyển đổi từ tư duy phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang dựa vào tài nguyên, các nguồn năng lượng tái tạo được; nền kinh tế chuyển sang kinh tế tuần hoàn, phát triển một nền kinh tế mà ở đó mọi tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực được tính toán sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Những trăn trở khi phải chứng kiến người dân sống trong môi trường ô nhiễm, vật lộn với thiên tai, hạn hán,…là động lực thôi thúc; sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo, của Đảng, Nhà nước đặc biệt là nỗ lực chung tay của công đồng truyền cảm hứng cho chúng tôi nỗ lực tạo ra những chuyển biến trên thực tiễn.

 
Chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn là tất yếu.

CHUYỂN ĐỔI XANH LÀ TẤT YẾU

Thưa ông tại sao chuyển đổi xanh lại là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay? Những giải pháp nào cần phải tập trung triển khai để phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và phát triển kinh tế số đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường?

- Nhân loại vẫn đang phải đối mặt với khủng hoảng “kép” do đại dịch COVID, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm hệ sinh thái tự thiên đang là khủng hoảng kép đối với nhân loại hiện nay.

Trong nước quá trình đô thị hóa tạo sức ép lớn về nhu cầu tài nguyên và xử lý ô nhiễm môi trường; biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng nhanh, khốc liệt và khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và cuộc sống người dân.

Thực trạng đó buộc chúng ta phải nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Chuyển đổi xanh là con đường để chúng ta đưa đất nước phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trước hết cần tiếp tục kiến tạo thể chế, cụ thể hóa các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, nhất là những quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại và tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; quản lý dự án theo vòng đời.

Thực hiện lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu nguy hại, sản phẩm sử dụng một lần (đồ nhựa, túi nilong) bằng các nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm. Phát triển các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm nhiệt điện theo mô hình tuần hoàn, không phát thải chất thải, khí thải và nước thải.

Các đại biểu thả cá giống tại Tiên Yên, Quảng Ninh.
Các đại biểu thả cá giống tại Tiên Yên, Quảng Ninh.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao như: công nghệ thông tin (Internet kết nối vạn vật, Dữ liệu lớn), trong quản lý nguồn thải và công nghệ sinh học xử lý rác thải; tăng hợp tác trong nghiên cứu, phát triển, kết nối người tiêu dùng thông qua hình thức tiêu dùng chung để nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm.

Về chuyển đổi số, ngành tài nguyên và môi trường đang nắm giữ tài nguyên rất lớn đó là tài nguyên số (gồm dữ liệu đất đai, thông tin địa lý, dữ liệu điều tra cơ bản, dữ liệu quan trắc, dữ liệu môi trường), tài nguyên này ngày càng giàu lên. Ngành TNMT canh tác trên mảnh đất mới này sẽ tạo nhiều giá trị mới cho ngành, cho đất nước. Công thức của chuyển đổi số là Dữ liệu + Điện toán đám mây + AI sẽ tạo ra sự phát triển đột phá cho ngành TNMT và cho đất nước.

Xin cảm ơn những chia sẻ của Bộ trưởng!

Bạn đang đọc bài viết Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ công thức tạo đột phá cho ngành Tài nguyên Môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo laodong.vn

Cùng chuyên mục

Khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội sẽ thay phiên điều hành nội dung phiên họp.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.