Thứ tư, 24/04/2024 14:01 (GMT+7)

Bộ VHTTDL vừa công bố thêm 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

An Hạ -  Thứ hai, 08/08/2022 16:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định công bố thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành các quyết định công bố thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Ngữ văn dân gian.

Các Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia mới được công nhận gồm:

- Nghề dệt thổ cẩm của người M“Nông ở xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập), xã Đăk Nhau, xã Đồng Nai, xã Thọ Sơn, xã Phú Sơn (huyện Bù Đăng) của tỉnh Bình Phước;

- Lễ hội Chùa Bà – Cảng thị Nước Mặn (xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định);

- Lời nói vần của người Ê Đê (huyện Cư M”gar, tỉnh Đắk Lắk);

- Lễ mừng thọ của người M’Nông (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk);

- Lễ hội đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc),

- Lễ hội Mường Xia (xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn),

- Hát sắc bùa của người Mường (huyện Ngọc Lặc) của tỉnh Thanh Hóa;

- Lễ Đại Phan của người Sán Dìu (tỉnh Tuyên Quang);

- Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa các huyện Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang;

- Nghề làm tàu hũ ky (xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long).

Lễ hội Mường Xia gắn với đền thờ Tư Mã Hai Đào ở xã Sơn Thủy (Quan Sơn), được tổ chức vào các ngày 15 và 16/3 âm lịch. Đây là sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng độc đáo, được tiếp nối, trao truyền qua nhiều thế hệ người Thái, Mường Xia, Quan Sơn.

tm-img-alt
Những cô gái mặc trang phục truyền thống đánh cồng chiêng trong lễ hội Mường Xia. Nguồn: dantri.com

Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn (còn gọi là Lễ hội Đô thị Nước Mặn) thường được tổ chức trong ba ngày từ ngày cuối tháng Giêng đến 2/2 Âm lịch. Đây là lễ hội dân gian lớn để tưởng nhớ những thương nhân tạo nên cảng Nước Mặn - cảng từng có tên trong các hải đồ thương cảng thế giới. Vào các ngày lễ, người dân ở đây thắp đèn lồng, chuẩn bị đồ ăn trong nhà để chào đón khách thập phương đến với lễ hội và xem đây như Tết thứ hai trong năm.

Theo quyết định, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Bạn đang đọc bài viết Bộ VHTTDL vừa công bố thêm 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.