Thứ bảy, 20/04/2024 17:26 (GMT+7)

BOT Cường Thuận Đồng Nai): Người dân xung quanh gánh chịu thiệt thòi

Hùng Sơn – Nguyên Lộc -  Thứ tư, 23/02/2022 10:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Gần 8 năm kể từ trạm thu phí đường tránh Trảng Bom (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) xây dựng, người dân xung quanh gánh chịu quá nhiều tai ương, thiệt thòi.

Cư dân bị “bức tử” đường sống đã nhiều lần lên tiếng, kêu cứu đến tận Trung ương. Mới đây nhất, họ còn tố cáo nhà  đầu tư BOT Cường Thuận đã bội tín với những hứa hẹn ban đầu khi đặt trạm…

Bội tín

“Tôi mất 800m2 đất mặt tiền quốc lộ 1A (QL1A) để làm trạm thu phí. Họ đền bù cho tôi chỉ 90.000 đồng/m2, chưa đủ 2 tô phở! Chủ đầu tư hứa cho mình 1 lô tái định cư, cuối cùng không có. Rồi nói không đặt dải phân cách, rốt cục đã đặt dải phân cách. Giá đất mặt tiền quốc lộ 1 bây giờ là 40 triệu/m2. Điều cay đắng là đất chúng tôi ngay dải phân cách, giá trị giảm còn 1/3 mà không ai mua. Nhiều khi muốn bán đi nơi khác cũng không bán được!” ông Trần Đức Bài, chủ cơ sở Nông ngư cơ An Phát đã phá sản vì trạm thu phí không giấu nỗi bức xúc.

tm-img-alt

Trạm thu phí BOT đường tránh Biên Hòa

Hàng chục hộ dân khác là nạn nhân của trạm thu phí cũng lên tiếng tố cáo, trạm thu phí đặt tại QL1A thay vì đặt ở đường con đường mới xây dựng là đường tránh TP. Biên Hòa. Điều đó vừa không hợp lý, vừa “bức tử” cư dân xung quanh trạm vì không làm ăn kinh doanh mua bán gì được, thậm chí họ còn phải gánh chịu nhiều chuyện vô lý khác như phải mua vé qua trạm để qua bên kia đường (đối với ô tô), giá đất nhà tại khu vực trạm sụt giảm do không ai mua…Nhưng trên hết, họ cho rằng những lời hưa tốt đẹp của chủ đầu tư BOT Biên Hòa đã hành xử quá vô cảm, làm xong đường, đặt trạm thu tiền rồi… “bơ” họ luôn!

Cái lý của nhà đầu tư

Dự án BOT Biên Hòa gồm 2 phân đoạn: Phân đoạn 1 là cải tạo mặt đường QL1A đoạn Km1841+000 đến Km1851+714, chiều dài 10,7 km và phân đoạn 2 là xây dựng mới tuyến QL1A từ giao Km1851+714 đến giao Km5+000 Quốc lộ 51, chiều dài 12,2 km (còn gọi là đường tránh TP. Biên Hòa)

tm-img-alt

Các cơ sở kinh doanh phía Đông trạm thu phí bị “bức tử”

Tháng 11/2009, Bộ Tài chính có công văn đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho phép đặt trạm thu phí trên QL1 thay vì đúng quy định là trên tuyến tránh, với lý do là “Để khuyến khích nhà đầu tư BOT thực hiện dự án”!. Cuối cùng, theo giấy chứng nhận đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp vào tháng 10/2010 thì vị trí trạm được đặt tại Km1841+ 9123 trên QL1A tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

tm-img-alt

Các cơ sở kinh doanh phía Đông trạm thu phí bị “bức tử”

Lúc bấy giờ, Sở GTVT Đồng Nai cũng nhận xét tốt: “Từ sau khi hoàn thành đi vào khai thác, dự án đã phát huy được hiệu quả đầu tư, giảm tải lưu lượng cho tuyến QL1A hiện hữu từ khu vực dự án về đến nút giao ngã tư Vũng Tàu, đặc biệt là giảm ùn tắc cho khu vực chợ Sặt, chợ Thái Bình. Rút ngắn khoảng 5km cho các phương tiện lưu thông theo hướng từ QL1 đi QL51 thông qua tuyến mở mới, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại”

tm-img-alt

Các cơ sở kinh doanh phía Đông trạm thu phí bị “bức tử”

Sự cố

Ngày 6/7/2014, trạm thu phí do Công ty cổ phần  đầu tư Đồng Thuận (chủ đầu tư) xây dựng đã đi vào hoạt động nhưng do thu phí tiền xe qua trạm quá cao và nhiều chủ phương tiện cho rằng trạm thu phí đặt không hợp lý nên lên tiếng phản đối. Đỉnh điểm là vào tháng 9/2017, các tài xế qua trạm đã đồng loạt trả bằng tiền lẻ mệnh giá nhỏ nhất khiến thời gian qua trạm kéo dài, gây ùn tắc nghiêm trọng trên QL1A. Trạm thu phí phải 3 lần xả trạm trong một tuần lễ để giải tỏa lượng xe ùn ứ.

tm-img-alt
Phóng viên phải trèo qua dải phân cách để tác nghiệp

Trong khi đó, người dân địa phương cũng bức xúc. Họ cho rằng, các phương tiện lưu thông không đi đường tránh TP Biên Hòa nhưng vẫn phải mất tiền mua vé qua trạm, thậm chí chỉ sang bên kia đường uống cà phê cũng mất đến 70.000 đồng (2 lượt đi về) trong khi ly cà phê giá chỉ có 15.000 đồng! Mức giá vé ở đây lại cao nhất trong các trạm thu phí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, xe dưới 12 chỗ phải mua vé 35 ngàn đồng.

Sự việc lập tức được báo cáo lên Chi cục Quản lý đường bộ 4 rồi Tổng cục Đường bộ và các cơ quan chức năng địa phương. Một giải pháp xoa dịu nhanh chóng được đưa ra: Giảm giá thu phí từ 10.000 – 40.000 đồng/lượt và miễn giảm 100% cho các xe ô tô của các gia đình có hộ khẩu của 4 xã xung quanh (317 chủ phương tiện với 398 ôtô của 4 xã Trung Hòa, Tây Hòa, Hưng Thịnh và Đông Hòa thuộc huyện Thống Nhất). Sau 20 ngày dừng lại, ngày 16/10/2017 trạm thu phí BOT Trảng Bom thu phí trở lại

Hợp lý hay không hợp lý?

Theo cổng thông tin của Vụ Đối tác công - tư (Bộ GTVT), trạm thu phí này BOT Biên Hòa được xây dựng để hoàn vốn cho Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến QL1 đoạn tránh TP. Biên Hoà theo hình thức hợp đồng BOT. Dự án có tổng mức đầu tư 1.506,3 tỷ đồng do Công ty cổ phần đầu tư Đồng Thuận làm chủ đầu tư, được khởi công vào cuối năm 2009 và hoàn thành vào tháng 5/2014.

tm-img-alt

Người dân trình bày bức xúc với phóng viên

Để hoàn vốn cho dự án, Công ty CP đầu tư Đồng Thuận được xây dựng trạm thu phí và tiến hành thu phí tại lý trình Km1841+912 thuộc xã Trung Hoà, Trảng Bom, Đồng Nai. Thời gian bắt đầu thu phí từ 6/7/2014 và ban đầu dự kiến thu trong 13 năm 1 tháng 16 ngày theo lộ trình tăng phí 12%/3 năm. Đây cũng là vấn đề khiến người dân phản đối trạm BOT Biên Hoà trong thời gian qua: Thu phí đường tránh nhưng lại đặt trạm trên QL1, nơi có lưu lượng xe qua lại rất đông.

Để huy động nguồn vốn lớn, các dự án BOT lớn thường được thực hiện bởi liên doanh nhiều đơn vị. Do vậy, Công ty Cổ phần Đầu tư Đồng Thuận được thành lập đầu năm 2009 với vốn điều lệ 115 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập gồm Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cường Thuận IDICO (sở hữu hơn 80%), Công ty Đồng Tân thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai và Tổng công ty Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO).

Căn cứ vào báo cáo lợi nhuận của IDICO Cường Thuận, theo ước tính, trong vòng 3 năm đầu triển khai thu phí (từ tháng 7/2014 – tháng 9/2017), nhưng trạm thu phí BOT tuyến tránh TP. Biên Hoà đã bù đắp gần một nửa tổng mức đầu tư bỏ ra (1.500 tỷ đồng). Nếu tính thêm thời gian thu phí đến nay (hơn 4 năm nữa) trong bối cảnh phương tiện qua trạm càng ngày càng tăng, thì dự án đã hoàn, thậm chí vượt qua tổng mức đầu tư ban đầu.

Trong khi đó, thời gian thu phí của BOT Biên Hòa dự kiến là 13 năm 1 tháng 16 ngày, sau đó bị Bộ GTVT rút ngắn xuống còn 12 năm 9 tháng. Nếu theo tiến độ thu phí dự kiến thì số tiền hoàn vốn đã xong trong vòng 7 năm (2014-2021) trong khi thời gian thu phí còn đến gần 6 năm nữa, đủ thấy trạm BOT Biên Hòa “đẻ ra vàng” như thế nào. Điều này đang gây băn khoăn và bức xúc lớn trong dư luận, nên chăng nên rút ngắn hơn nữa hoặc kết thúc hoạt động của trạm thu phí.

(Còn tiếp)

Bạn đang đọc bài viết BOT Cường Thuận Đồng Nai): Người dân xung quanh gánh chịu thiệt thòi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất