Thứ năm, 25/04/2024 21:45 (GMT+7)

BVĐK huyện Quỳnh Phụ: Tập huấn bài bản, nhưng thực hiện ra sao?

AN TRANG -  Thứ bảy, 27/07/2019 22:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ông Thứ - Phó Giám đốc BVĐK huyện Quỳnh Phụ còn tự tin trả lời rằng: "Thông tư 58 đến cả kế toán bệnh viện còn thuộc vì chúng tôi tập huấn rất kỹ, bài bản". Nhưng sự thật ra sao?

Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) là một bệnh viện tuyến huyện hạng 2, đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho trên 14 vạn dân của 22 xã, thị trấn trong huyện.

Năm 2017, Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Phụ được UBND tỉnh Thái Bình đầu tư cho dự án xử lý chất thải rắn y tế. Sau thời gian chạy thử nghiệm, ngày 1/7/2019 hệ thống đi vào hoạt động chính thức, đồng thời xử lý chất thải y tế theo cụm cho cả các bệnh viện, phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ và Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hưng.

Được sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh, liệu Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Phụ có thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế hay không? Để tìm hiểu rõ hơn, ngày 24/7, PV đã có buổi làm việc với ông Phạm Trọng Thứ - Phó Giám đốc bệnh viện và bà Trần Thị Liên – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

Ông Thứ cho biết: “Dự án xử lý chất thải y tế được UBND tỉnh Thái Bình đầu tư, xử lý theo mô hình cụm. Năm 2017 bắt đầu thực hiện dự án, đến năm 2018 chạy thử nghiệm và từ ngày 1/7/2019 đi vào hoạt động chính thức”.

Kho lưu giữ, hệ thống xử lý, bể cô lập đều nằm trong dự án này, tổng vốn đầu tư khoảng 13 tỷ đồng. Kho lưu giữ đảm bảo theo Thông tư 58, kín có mái che, nhà lạnh, có đủ thùng chuyên dụng”, ông Thứ nói thêm.

Kho lưu giữ chất thải y tế của BVĐK huyện Quỳnh Phụ.

Về công tác tập huấn Thông tư 58 của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Thứ chia sẻ: “Đặc biệt về Thông tư 58, sau khi dự án đi vào hoạt động chúng tôi đã mất gần 1 tỷ đồng để tập huấn cho cán bộ công nhân viên để phân loại, thu gom chất thải được đảm bảo. Chất thải y tế được phân loại ngay tại nguồn, đến giờ sẽ có hộ lý của bệnh viện chuyển chất thải về nơi lưu giữ”.

Vị Phó Giám đốc bệnh viện còn tự tin trả lời rằng: Hệ thống này được nhiều đơn vị đến tham quan, Thông tư 58 đến cả kế toán bệnh viện còn thuộc vì chúng tôi tập huấn rất kỹ, bài bản. Kể cả BVĐK tỉnh Thái Bình cũng phải về đây để học cách chúng tôi tập huấn, đào tạo cho nhân viên. Chúng tôi tổ chức thi còn ngặt nghèo hơn cả thi đại học. Chính vì vậy có thể nói chúng tôi thực hiện đúng theo Thông tư 58.

Về công tác xử lý chất thải rắn y tế, ông Thứ thông tin: “Cứ đủ số lượng là xử lý luôn, nếu chỉ có mình đơn vị thì tần suất vận hành là 2 ngày/lần, nhưng hiện nay xử lý theo mô hình cụm nên gần như ngày nào cũng xử lý.

Xử lý được hết, nghiền nát được như cát luôn vì nó là công nghệ ma sát nhiệt ẩm. Tro sau xử lý, phía đơn vị cũng đang bị vướng mắc vì theo đề án phê duyệt thì sau khi xử lý xong thì rác đấy sẽ trở thành rác thông thường. Thế nhưng khi chúng tôi đề nghị chuyển cho công ty môi trường thì người ta chưa nhận nên chúng tôi chứa trong bể cô lập. Có tất cả là 3 bể, tuy nhiên đã dùng hết 2 bể, vài tháng nữa là không còn chỗ chứa”.

Bể chứa tro sau khi xử lý.

Trao đổi với PV, ông Thứ cũng cho biết: “Lọ thuỷ tinh không bên nào mua cả, nên chúng tôi cho vào máy để xay nhỏ ra rồi cho vào bể cô lập. Còn nhau thai và tất cả những chất thải giải phẫu chúng tôi lại cho vào bể cô lập riêng chứ không xử lý bằng hệ thống. Bể này dự án họ xây cho, khi nào bể đầy thì sẽ đổ bê tông lên và xây bể mới chứ không cho ra ngoài môi trường. Chỉ có chất thải giải phẫu mới cho vào bể cô lập thôi, chứ còn bông băng, gạc vật sắc nhọn dính máu thì cho vào máy xử lý hết được”.

Cuối buổi làm việc, bà Liên có dẫn PV xuống ghi nhận thực tế khu vực lưu giữ và xử lý chất thải y tế của bệnh viện. Tại đây, cùng với sự chứng kiến của bà Liên và PV thì công tác lưu giữ, thu gom và xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Phụ lại thể hiện nhiều bất cập, chứ không thực sự “hoàn hảo” như những thông tin mà ông Thứ - Phó Giám đốc bệnh viện vừa chia sẻ ở trước đó.

Kho lưu giữ chất thải y tế nguy hại của BVĐK huyện Quỳnh Phụ.

Những bất cập trong công tác lưu giữ, thu gom và xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Phụ là gì?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết BVĐK huyện Quỳnh Phụ: Tập huấn bài bản, nhưng thực hiện ra sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.