Thứ ba, 17/09/2024 04:57 (GMT+7)

Các hóa chất vĩnh cửu có thể được hấp thụ qua da

MTĐT -  Thứ hai, 01/07/2024 07:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một nghiên cứu 17 hóa chất tổng hợp vĩnh cửu phổ biến bậc nhất cho thấy những hợp chất độc hại này có thể được hấp thụ một cách dễ dàng qua da.

Các hóa chất vĩnh cửu có thể được hấp thụ qua da - Tạp chí Tia sáng
Các hợp chất PFAS thường được sử dụng trong các nồi niêu, xoong chảo chống dính. Nguồn: SFA

Nghiên cứu mới, được xuất bản trên tạp chí Environment International lần đầu tiên chứng tỏ một phạm vi rộng PFAS (các hợp chất perfluoroalkyl) – hóa chất không bị phá vỡ trong tự nhiên – có thể thấm qua hàng rào da và chạm đến mạch máu của cơ thể con người sau 36 giờ phơi nhiễm.

PFAS được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và hàng hóa tiêu dùng, từ đồng phục học sinh đến các sản phẩm chăm sóc cá nhân bởi vì các đặc tính kỵ nước và kỵ các vết bẩn của chúng. Trong khi một số hợp chất đã bị nhiều chính phủ cấm sử dụng thì một số hợp chất khác vẫn được sử dụng rộng rãi và các hệ quả độc hại của chúng vẫn còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.

PFAS đã được biết là có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường khác nhau, ví dụ đường thở hoặc qua đường ăn uống, và chúng được biết là để lại những hệ quả sức khỏe nghiêm trọng như khả năng phản hồi miễn dịch thấp với vaccine, làm suy yếu chức năng gan và làm cho trẻ sinh ra thiếu cân.

Hiện vẫn có một niềm tin phổ biến là PFAS không thể vượt qua được hàng rào da, dẫu nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ mối liên hệ giữa việc sử dụng đồ chăm sóc cá nhân và các nồng độ PFAS trong máu người và sữa mẹ. nghiên cứu mới là đánh giá toàn diện nhất đã được thực hiện về sự hấp thụ PFAS vào da người và xác nhận phần lớn chúng có thể xâm nhập cơ thể thông qua con đường này.

Tiến sĩ David Megson của trường ĐH Metropolitan Manchester, đánh giá nghiên cứu này đã lật ngược giả định của nhiều nghiên cứu trước khi cho rằng PFAS khó xuyên thấm qua hàng rào da. “Điều này đặc biệt đáng lo ngại bởi PFAS được sử dụng rộng rãi và có trong nhiều trang phục và mỹ phẩm”, ông nói. “Phần lớn mọi người vẫn sử dụng PFAS hàng ngày mà không biết rằng có thể hấp thụ chúng qua quần áo và đồ mỹ phẩm, những loại độc chất đó vẫn chậm chạp thấm vào chúng ta và có thể dẫn đến những hệ quả sức khỏe xấu”.

Tác giả thứ nhất của nghiên cứu, tiến sĩ Oddný Ragnarsdóttir thực hiện nghiên cứu khi còn đang làm nghiên cứu sinh tại ĐH Birmingham. Cô giải thích, “Trước đây, người ta không nghĩ đến khả năng của các hóa chất được hấp thụ qua da bởi các phân tử bị ion hóa. Điện tích đem lại cho chúng năng lực kỵ nước và vết bẩn vẫn được cho là sẽ khiến chúng không đủ khả năng vượt qua màng da.

Các hóa chất vĩnh cửu có thể được hấp thụ qua da - Tạp chí Tia sáng
PFAS có mặt trong nước uống.

“Nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ là lý thuyết này không luôn luôn đúng và trên thực tế, việc vượt qua da có thể là một nguồn đáng kể của phơi nhiễm các hóa chất độc hại đó”.

Các nhà nghiên cứu tìm hiểu 17 loại PFAS khác nhau. Các hợp chất được lựa chọn này là những hợp chất được sử dụng rộng rãi nhất, và được nghiên cứu nhiều nhất về các hệ quả độc hại cũng như những cách mà con người có thể phơi nhiễm chúng. Đáng kể nhất, chúng tương ứng với hóa chất do Luật bảo vệ nước uống châu Âu quy định.

Trong thực nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các mô hình 3D tương đương da người– các mô đa lớp được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm bắt chước các đặc tính thông thường của da người, nghĩa là nghiên cứu có thể được thực hiện mà không cần sử dụng mô hình động vật. Họ áp dụng các mẫu cho từng loại hóa chất khác nhau để đo đạc những tỉ lệ hấp thụ, không hấp thụ hoặc vẫn còn tồn tại trong các mô hình.

Với 17 PFAS được thử nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện ra 15 hợp chất có thể hấp thụ qua da một cách bền vững – ít nhất 5% liều phơi nhiễm. Tại các liều phơi nhiễm được kiểm tra, sự hấp thụ vào mạch máu của hợp chất PFAS được quản lý chặt chẽ nhất (perfluoro octanoic acid; PFOA) là 13,5%, với một tỉ lệ hơn 38% liều vẫn còn ở trong da có nguy cơ hấp thụ dài hạn vào tuần hoàn máu.

Lượng hấp thụ này dường như tương quan với độ dài của chuỗi carbon bên trong phân tử. Các hợp chất với các chuỗi carbon dài hơn chứng tỏ mức hấp thụ thấp hơn trong khi các hợp chất chuỗi ngắn được đưa vào thay thế PFAS có chuỗi carbon dài hơn như PFOA, loại chất dễ dàng được hấp thụ hơn. Sự hấp thụ perfluoro pentanoic acid cao gấp bốn lần PFOA với mức 59%.

Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Mohamed Abdallah, nói, “Nghiên cứu của chúng tôi đem lại cái nhìn đầu tiên vào sự đáng kể của tuyến đường phơi nhiễm là da với một phạm vi rộng lớn các hóa chất vĩnh cửu. Trên một lượng lớn PFAS hiện có, điều quan trọng là các nghiên cứu tương lai tiếp tục hướng đến để đánh giá nguy cơ của những phạm vi rộng hơn của các hóa chất độc hại này, không chỉ tập trung vào một loại hóa chất như hiện nay”.

Đồng tác giả khác, giáo sư Stuart Harrad, trường Khoa học Địa lý, trái đất và môi trường của ĐH Birmingham, cho biết thêm, “Nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu sự trầm trọng của phơi nhiễm các hóa chất này thông qua da như thế nào và các cấu trúc hóa học có thể thúc đẩy sự hấp thụ ra sao. “Đây là điều quan trọng bởi vì chúng ta đã thấy một sự dịch chuyển trong ngành công nghiệp hướng về các hóa chất có độ dài chuỗi carbon ngắn hơn bởi vì chúng được tin là ít độc hại hơn 2 – tuy nhiên chúng ta có thể phải đánh đổi vì chúng ta hấp thụ nhiều hơn, vì vậy chúng ta cần biết nhiều hơn về những rủi ro trong đó”.

Thanh Phươngtổng hợp

Nguồn: https://phys.org/news/2024-06-chemicals-absorbed-human-skin.html

https://www.telegraph.co.uk/news/2024/06/22/dangerous-forever-chemicals-absorb-through-human-skin-study

—————————————————-

1. https://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S0160412024003581

2.https://www.telegraph.co.uk/health-fitness/body/seven-mundane-household-items-trying-kill/

Bạn đang đọc bài viết Các hóa chất vĩnh cửu có thể được hấp thụ qua da. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Tia Sáng

Cùng chuyên mục

Lựa chọn cây đô thị phù hợp
Những ngày này, một trong những việc cấp bách được lãnh đạo thành phố Hà Nội chỉ đạo sát sao là tranh thủ thời gian sớm nhất, dùng mọi biện pháp hữu hiệu để trồng, dựng lại, “cứu” tối đa cây xanh bị gãy đổ, bật gốc...
Ứng phó thế nào trước những cơn bão lớn?
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Tin mới

5 thầy trò cùng “Gặp gỡ mùa Thu”
"Gặp gỡ mùa Thu" là tên cuộc triển lãm nhóm của 5 Họa sĩ Ngô Đăng Hiệp, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Hà Văn Chúc, Đoàn Tuyên và Trần Trọng Đạt. Triển lãm sẽ khai mạc vào lúc 9 giờ ngày 20/9, kéo dài đến hết ngày 26/9, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.