Thứ năm, 18/04/2024 09:46 (GMT+7)

Các nước mạnh tay xử phạt hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn như thế nào?

MTĐT -  Thứ năm, 07/07/2022 08:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn nơi công cộng, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra những hình thức xử phạt rất mạnh tay.

Ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới được đánh giá ngày càng leo thang. Theo nghiên cứu mới nhất, 1/5 người dân châu Âu đang tiếp xúc hàng ngày với tiếng ồn có hại. Con số này dự báo sẽ tăng lên trong thập kỷ tới.

Kết quả phân tích từ các chuyên gia cho thấy, việc tiếp xúc với tiếng ồn quá mức có thể dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng về thể chất và tinh thần, ảnh hưởng sức khỏe như huyết áp cao, tim mạch hay trầm cảm.

Các nước mạnh tay xử phạt hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn như thế nào? - 1
Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người (Ảnh minh họa).

Ô nhiễm tiếng ồn được xếp loại ô nhiễm gây hại thứ 2 chỉ sau ô nhiễm không khí. Do sự phát triển nhanh chóng của các đô thị đã dẫn tới nhiều vấn đề, trong đó tiếng ồn xếp ở mức báo động, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sức khỏe người dân.

Trước vấn nạn này, các quốc gia có hình thức xử lý ra sao?

Ô nhiễm tiếng ồn là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và môi trường

Từ những quốc gia xử phạt mạnh tay

Mỹ là một trong các quốc gia sớm ban hành luật chống ô nhiễm tiếng ồn từ năm 1972 với các quy định nghiêm ngặt. Theo đó, từ các phương tiện giao thông cho tới những thiết bị sưởi, hệ thống thông gió, đều bị giới hạn âm lượng.

Kể từ năm 1997, Trung Quốc đã áp dụng luật phòng chống và kiểm soát tiếng ồn. Những điểm vui chơi giải trí, du lịch nằm trong khu đô thị phải tuân thủ luật lệ, quy chuẩn về âm lượng theo quy định. Chủ sở hữu sử dụng bộ tăng âm, loa đài, nhạc cụ tại nhà, phải giữ âm thanh ở mức độ kiểm soát hoặc có biện pháp hiệu quả lắp đặt tường cách âm.

Năm 2013, thành phố Thượng Hải đưa ra quy định mới về chống ô nhiễm tiếng ồn. Người vi phạm sẽ đối mặt với khoản tiền phạt 500 nhân dân tệ (khoảng 1,7 triệu đồng).

Quy định này áp dụng với các hành vi ô nhiễm tiếng ồn trong không gian công cộng, cộng đồng dân cư. Theo đó, người dân không được phép dùng nhạc cụ hoặc các thiết bị khuếch đại âm thanh trong công viên, khu vực công cộng từ 10 giờ tối tới 6 giờ sáng hôm sau.

Quy định này cũng cho phép ban quản lý các công viên hạn chế tiếng ồn từ người đi bộ tập thể dục buổi sáng hay ồn ào từ người hát Karaoke. Nếu để âm thanh vượt quá mức cho phép sẽ bị nhắc nhở, thậm chí xử phạt. Người vi phạm sẽ nhận phạt từ 200 đến 500 nhân dân tệ (700 nghìn đồng đến 1,7 triệu đồng). Các công trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa, bị cấm hoạt động từ 18 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau và các ngày cuối tuần.

Tại Singapore, quốc gia vốn nổi tiếng về các luật quy định nghiêm khắc. Nếu nhận được khiếu nại về tiếng ồn, Bộ Môi trường sẽ tiến hành đánh giá độc lập về mức độ. Nếu vượt quá mức quy định, cá nhân bị khiếu nại sẽ phải chịu tiền phạt tối đa 2.000 USD (hơn 46 triệu đồng). Nếu vẫn tái phạm sẽ nộp 100 USD (hơn 2,3 triệu đồng) mỗi ngày kế tiếp.

Các nước mạnh tay xử phạt hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn như thế nào? - 2
Nhiều nước trên thế giới ban hành luật cấm và xử phạt nghiêm với hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn (Ảnh: News).

Trong khi đó ở Nhật Bản, quốc gia này ban hành luật ô nhiễm tiếng ồn từ năm 2000. Theo quy định, tiếng ồn nơi công cộng không được vượt quá 45 decibels tương đương với tiếng chim hót.

Thậm chí quốc gia này từng gây tranh cãi khi một trang web tại đây đã lập bản đồ đánh dấu những khu phố có tiếng ồn trẻ nhỏ vì cho rằng tiếng khóc trẻ hay tiếng nói to là ô nhiễm tiếng ồn. Một số trường mẫu giáo ở đất nước này có sử dụng màng cách âm để ngăn chặn tiếng cười đùa trẻ nhỏ.

Cho tới quy định lạ

Các nước mạnh tay xử phạt hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn như thế nào? - 3
Tại Thụy Sĩ, xả nước bồn cầu từ 22 giờ tới 7 giờ hôm sau là hành vi tạo tiếng ồn (Ảnh: News).

Tại Thụy Sĩ, chính phủ nước này coi việc xả nước bồn cầu từ 22 giờ tới 7 giờ sáng hôm sau là hành vi tạo tiếng ồn, có thể gây ra xáo trộn và phiền toái với người sống cùng tòa nhà. Trong khi đó, thành phố Geneva ở nước này đã áp dụng xử phạt với người cố ý gây ra ô nhiễm tiếng ồn với mức từ 50 USD (hơn 1,1 triệu đồng) đến 1.000 USD (hơn 23 triệu đồng).

Bạn đang đọc bài viết Các nước mạnh tay xử phạt hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo dantri.com.vn

Cùng chuyên mục

Duy Tiên- Hà Nam: Ngang nhiên xâm phạm lòng, bờ, bãi sông Hồng
Thời gian gần đây trên sông Hồng đoạn qua xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam xuất hiện tình trạng cá nhân/ doanh nghiệp ngang nhiên xâm phạm lòng, bờ sông khi chưa được phép. Chính quyền sở tại cần quyết liệt ngăn chặn để bảo vệ môi trường.

Tin mới

Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17-4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.