Thứ bảy, 20/04/2024 13:23 (GMT+7)

Vệ tinh xác định được 1.800 vị trí "siêu phát xạ" khí methane

MTĐT -  Thứ ba, 15/03/2022 07:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phân tích các hình ảnh vệ tinh từ năm 2019 và 2020 cho thấy phần lớn trong số 1.800 nguồn khí methane lớn nhất bị rò rỉ đến từ 6 quốc gia sản xuất dầu và khí đốt lớn: Turkmenistan dẫn đầu, tiếp theo là Nga, Hoa Kỳ, Iran, Kazakhstan và An-giê-ri.

Các vệ tinh như Công cụ giám sát khí quyển TROPOspheric của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, hoặc TROPOMI đã cung cấp những dữ liệu hình ảnh lớn về cả không gian và thời gian. Các nhà khoa học đã từng sử dụng TROPOMI để ước tính độ rò rỉ tổng thể của hoạt động sản xuất dầu và khí đốt ở lưu vực Permian khổng lồ ở Tây Nam Hoa Kỳ và phát hiện ra rằng khu vực này thải một lượng khí methane vào bầu khí quyển nhiều gấp đôi so với dự tính lúc trước.

tm-img-alt
Một sự cố nổ đường ống dẫn dầu tại Nigeria. Ảnh: ITN

Các nhà khoa học đã phát hiện chính xác những nơi rò rỉ lượng lớn "siêu phát thải" khí methane từ sản xuất dầu và khí đốt, đóng góp tới 12% lượng methane vào bầu khí quyển hàng năm. Việc tìm ra và khắc phục các địa điểm này có thể tiết kiệm hàng tỷ đô la cho nhiều quốc gia.

Hình ảnh vệ tinh đã giúp các nhà khoa học xác định dầu và khí đốt siêu phát khí methane (vòng tròn màu cam), trong đó khí phát thải lớn nhất lên tới 500 tấn khí mỗi giờ vào khí quyển (vòng tròn màu cam lớn hơn). Đường màu xanh lam hiển thị đường ống dẫn khí đốt. Một số điểm nóng phát thải theo dấu vết của các đường ống đó, chẳng hạn như ở Nga. 

tm-img-alt
Bản đồ các nơi phát hiện siêu phát thải methane trong năm 2019 - 2020

Các nhà nghiên cứu cho biết việc ngăn chặn tất cả những vụ rò rỉ lớn này, chiếm khoảng 8 đến 12% tổng lượng khí methane phát thải hàng năm từ sản xuất dầu và khí đốt, có thể tiết kiệm hàng tỷ đô la cho các quốc gia này. Và việc giảm lượng khí thải đó sẽ có lợi cho hành tinh tương tự như việc cắt giảm tất cả khí thải từ Úc kể từ năm 2005, hoặc loại bỏ 20 triệu phương tiện giao thông trên đường trong một năm.

Daniel Jacob, một nhà hóa học khí quyển tại Đại học Harvard, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết, một bản đồ toàn cầu như vậy có thể hữu ích cho các quốc gia trong việc đạt được mục tiêu theo Cam kết cắt giảm ít nhất 30% lượng khí thải vào năm 2030 (so với năm 2020). 

Bắc Lãm (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Vệ tinh xác định được 1.800 vị trí "siêu phát xạ" khí methane. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ